eBook - Thị Kiến Cuộc Đời Mẹ Maria - Ana Catarina Emmerich

https://www.memaria.net/images/ThiKienCuocDoiMeMaria_Ana_Catarina_Emmerich.jpg

 

Phần 1: Dòng tộc của Mẹ Maria cho đến khi Mẹ sinh ra

Dòng tộc của Thánh nữ Anne (Mẹ của Đức Trinh Nữ Maria) thuộc dòng Essenes ở Mara thuộc vùng núi Mount Horeb (trong Thánh kinh gọi là Mount Sinai, nơi đây trồng rất nhiều bông hoa và trái cây, và cũng là nơi có hang của Tiên Tri Elias link: http://www.halexandria.org/dward482.htm ). Dòng tộc Essenes (tên thay đổi 3 lần: lúc đầu là Eskarenes, rồi Chasidaees, sau cùng là Essenes). Những người thuộc dòng tộc nầy viếng thăm Đền Thờ Giêrusalêm 3 lần một năm. Họ có khu vực riêng biệt của họ trong Thánh địa và Đền Thờ Giêrusalêm vì người Jews (do thái) không thích họ. Họ rất đoàn kết ví dụ nếu trong đoàn có ai bệnh, họ phải chửa hết bệnh cho người đó rồi mới tiếp tục hành hương Đền Thánh. Những ai chưa có gia đình thì ở chung trong một cộng đồng riêng và được coi là nơi “trong sạch” nhất vùng. Những người nầy thường mặc áo dài trắng. Lương thực chính của họ là trái cây do họ tự trồng. Tiên tri Archos đã cai quyền vùng nầy 90 năm. Anne Catherine đã nhìn thấy Bà Ngoại (tên Emorun) của Thánh nữ Anne hỏi ý kiến Tiên Tri về hôn nhân của bà. Sau khi cầu nguyện trong hang của Tiên Tri Elias, Thiên Thần đã chỉ dẫn Tiên tri Archos là phải để cho Emorun lấy Stolanus làm chồng. Emorun sinh được 3 người con gái (Phụ chú: dòng tộc của Đức Mẹ thường sinh con gái): Ismeria, Emerentia và Enue. Chị Imerentia lấy Aphras (một Levite) và sinh ra 2 người con gái: Elisabeth, là mẹ của Thánh Gioan Baotixita và chị Rhode (Anne Catherine đã nhìn thấy chị nầy kế bên Mẹ khi Đức Mẹ qua đời). Còn chị Enue thì khi Đức Mẹ sinh ra thì chị vẫn sống độc thân. Ismeria lấy Eliud và sinh sống theo truyền thống dòng tộc Essenes tại Nazareth. Ismeria sinh ra một người con gái đặt tên là Sobe. Nhưng vì Sobe không có dấu hiệu thiêng liêng nào của Thiên Chúa, 2 vợ chồng rất buồn và tìm đến Tiên tri Archos để xin giúp đở. Tiên tri khuyên 2 vợ chồng phải tự cầu nguyện và thánh hoá gia đình, ông sẽ giúp thêm lời cầu nguyện.18 năm sau một đêm Ismeria thị kiến thấy Thiên Thần hiện ra và ghi trên tường nhà một bức thư. Sau khi thức dậỳ 2 vợ chồng đã đọc bức thư nầy trên tường. Sau đó vài tháng Ismeria đã sinh ra Thánh nữ Anne với nhiều dấu chỉ của Thiên Chúa. Khi được 5 tuổi (cũng như Đức Mẹ) Thánh nữ Anne đi học trong Đền Thờ Giêrusalêm cho đến 17 tuổi . Một năm sau, mẹ của Thánh nữ Anne qua đời.Trước khi qua đời bà dặn dò Thánh nữ Anne là phải lấy chồng và phải hỏi ý kiến của Tiên Tri núi Mount Horeb. Sobe (chị Thánh nữ Anne) lấy Salome (sau nầy con gái của Sobe lấy Zebedee và sinh ra 2 người con trai, đó là Thánh Tông Đồ GiAnne Catherineôbê và Thánh sử Gioan Tông Đồ). Thánh nữ Anne sinh ra tại Bethlehem, sau đó cha mẹ chị dọn về Sephoris (cách Nazareth 4 giờ đưòng bộ). Tại đây họ có nhà và ruộng vườn. Ngoài ra họ còn có một miếng đất ở thung lủng Zabulon (cách Sephoris nữa giờ, Nazareth 3 giờ).Trong mùa gặt hái Cha của Thánh Nữ Anne thường mang gia đình đến thung lủng chơi. Khi vợ (Ismeria) chết ông dọn nhà về Zabulon. Tại đây họ đã gặp cha mẹ của JoAnne Catherinehim. Cha của JoAnne Catherinehim tên Mathat và là anh em cùng mẹ khác cha với JAnne Catherineob (Cha của Thánh Cả Giuse). Chị Anne Catherine nhìn thấy nhà của Thánh nữ Anna giàu có, nhưng họ thường chia của cải cho người nghèo rất nhiều. Đặc biệt Thánh nữ Anna không đẹp bằng Mẹ Maria nhưng tấm lòng nhân từ của chị rất bao la. Chị đã từ chối bao nhiêu thanh niên, nhưng rồi sau cùng lấy JoAnne Catherinehim sau khi hỏi ý kiến của Tiên tri dòng tộc Essenses.

Thánh Anna và Thánh JoAnne Catherinehim

JoAnne Catherinehim dáng người nhỏ, nghèo, không khéo tay (như Thánh cả Giuse), là một người đàn ông thánh thiện và đạo đức. JoAnne Catherinehim có liên hệ dòng tộc với Thánh cả Giuse như sau: Ông nội của Thánh cả Giuse tên Mathan là thuộc dòng David (dòng tộc Solomon) có 2 con trai: JAnne Catherineob và Joses. JAnne Catherineob là cha của Thánh cả Giuse. Khi Mathan qua đời, vợ ông lấy Levi (cũng thuộc dòng David nhưng bên dòng tộc Nathan). Sau đó họ có được một người con trai tên Mathat. Mathat là cha của JoAnne Catherinehim (hay còn gọi là Heli).

Anna lấy JoAnne Catherinehim lúc đó mới có 19 tuổi. Hai vợ chồng sống thầm lặng với cha Anna (Eliud) trong nhà của ông. Anne Catherine ít thấy họ cười đùa với nhau, nhưng họ không buồn. Mặc dù hai vợ chồng còn quá trẻ nhưng sống như hai vợ chồng “già”. Thưòng cho tiền cho người nghèo rất nhiều. Tại ngôi nhà nầy Anna đã sinh ra người con gái đầu lòng tên Maria Heli mũm mĩm, dễ thương, khoẻ mạnh. Mặc dù rất vui mừng nhưng 2 vợ chồng vẫn không hài lòng vì Maria không mang “hạt giống” Thánh như họ cầu nguyện. Anne Catherine nhìn thấy 2 vợ chồng cầu nguyện cũng như dâng lễ vật trong Đền Thờ Giêrusalêm nhiều hơn.

Khi Maria Heli được khoảng 7 tuổi hai vợ chồng muốn dọn đi nơi khác sinh sống. Anne Catherine nhìn thầy cha mẹ Anna gom góp tài sản để chia cho Anna, đồng thời tìm nhà mới cho hai vợ chồng. Gia đình Anna và JoAnne Catherinehim dọn về ở trong một khu vực nằm trên một ngọn đồi giữa hai thung lũng, 1 bên là làng Nazaret (cách khoảng 2 cây số), một bên là làng Zabulon. Một ngôi nhà lớn khang trang chung quanh được bao bọc bởi một vườn bông và một rừng cây, khi hai vợ chồng dọn vào nhà thì mọi vật dụng đã đưọc mua và trang hoàng đầy đủ trong nhà (cha Anna đã sắm mua trước tất cả). Vì ngôi nhà mới rộng lớn Anna và JoAnne Catherinehim ở riêng trong phòng của mình, ngay cả lúc cầu nguyện. Anne Catherine thường thấy JoAnne Catherinehim quỳ gối chìm đắm trong Kinh nguyện cùng với Thiên Chúa. 19 năm sau khi sinh Maria Heli hai vợ chồng vì sống chay tịnh và phó thác cho Thiên Chúa vẫn không có thêm con. Anne Catherine thấy: Hàng xóm bắt đầu nói xấu là Anna không thể có con được(“hiếm muộn”), Maria Heli là đứa con nuôi do cha mẹ Anna xin, …Mổi lần nghe như vậy hai vợ chồng rất buồn. Mặc dầu vậy Anna vẫn giữ vững đức tin cùng với JoAnne Catherinehim phó thác trong bàn tay của Thiên Chúa. Sự xấu hổ vì không có con đã ám ảnh Anna rất nhiều. JoAnne Catherinehim gầy xúc hẳn đi (lúc trước ông khoẻ mạnh). Anna dáng cũng không cao, người thon gọn cũng ốm đi nhiều. Hai vợ chồng vẫn tiếp tục dâng lễ vật trong Đền Thờ Giêrusalem và giúp người nghèo.

Một hôm Anna chuẩn bị rất nhiều lễ vật để JoAnne Catherinehim dâng lên Đền Thờ. Nhưng khi JoAnne Catherinehim đến cửa Đến Thờ thì vị giáo sỉ gác cửa Đền Thờ không cho ông vào vì lý do ông không có con, có nghĩa là vì ông có tội nên Thiên Chúa không cho ông có con. Quá buồn râu và xấu hổ JoAnne Catherinehim không về nhà mà bỏ trốn trên núi Mount Hermon 5 tháng. Anna không thấy chồng về và nghe người ta kể lại về việc JoAnne Catherinehim bị đuổi ra Đền Thờ, chị buồn rầu chán nản. Chờ hoài không thấy chồng về, Anna nhờ 2 người giúp việc đưa con gái Maria Heli về ở với cha mẹ mình. Sau đó chị buồn rầu trở về phòng cầu nguyện. Trong đêm tối chị trùm khăn lên đầu, đốt đèn dầu, đi ra vườn và treo đèn lên một thân cây lớn (cây nầy giống như cây trong vườn Địa Đàn của Adam và Eva, to lớn rễ cây bò và phá nền nhà để vào trong nhà). Anna quỳ khóc và cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho sự hiếm muộn của mình và cầu cho chồng mau trở về. Thình lình một thiên thần hiện ra trên ngọn cây và bay xuống chị Anna. Thiên Thần báo cho Anna biết rằng:

- Vì Chị có một tâm hồn thánh thiện, Thiên Chúa đã chấp nhận lời cầu của chị, ngày mai chị mang lễ vật lên Đền Thờ và chị sẽ găp chồng chị tại cổng Vàng (“Golden Gate”) của Đền Thờ. Thiên Chúa cũng đã chấp nhận lời cầu nguyện của JoAnne Catherinehim. Ngày mai JoAnne Catherinehim cũng sẽ mang lễ vật vào Đền Thờ. Hai vợ chồng sẽ có một đứa con và trong thời gian tới Thiên Thần sẽ cho biết là sẽ đặt tên gì cho đứa bé. Thiên Thần cũng đã báo tin cho JoAnne Catherinehim biết rồi.

Sau đó ngài biến mất. Chị Anna vui mừng cảm tạ lòng Từ Bi Nhân Hậu của Thiên Chúa. Sau đó Anna trở vào nhà và thúc hối những người giúp việc chuẩn bị hành trang lễ vật để sáng mai lên đường đi Đền Thờ Giêrusalêm. Anne Catherine thấy Anna nằm ngủ sau khi đọc kinh, Anna nằm nghiêng mình phía bên phải xoay vào vách tuờng, Sau khi nằm ngủ được một chút thì Anne Catherine thấy có một vùng ánh sáng tiến dần đến giường Anna, ánh sáng có bóng môt người trẻ tuổi, đó là Thiên Thần của Thiên Chúa. Ngài đến và loan báo cho Anna rằng:

- Chị sẽ sinh ra một đứa con Thánh.

Sau đó ngài dang tay ra cho chị và ghi chữ to bằng ánh sáng trên tường “MARY”. Sau đó ngài biến mất. Sau nữa đêm Anna thức dậy vui mừng và đầy thần khí. Khi vùng ánh sáng của Thiên Thần bao trùm Anna, Anne Catherine thấy vùng trái tim Anna toả ra ánh sáng. Sau khi đọc những chữ Thiên Thần viết trên tường, Anna trở nên vui vẻ, trẻ trung rất nhiều. Anne Catherine nhận biết ngay là đây là người Mẹ được Thiên Chúa chọn (Anne Catherine đoán thời điểm nầy Anna khoảng 43 tuổi. Sau 4 ngày đi bộ Anna đã đến thành Giêrusalêm. Nhờ sự hưóng dẫn của vị giáo sỉ giử cửa Đền Thờ. Anna đã gặp JoAnne Catherinehim tại cổng Vàng Đền Thờ. Hai vợ chồng ôm nhau vui mừng. Anne Catherine thấy có một vùng ánh sáng bao trùm 2 vợ chồng lúc đó. Sau đó JoAnne Catherinehim đã vào trong Đền Thờ một mình, và tại đây ông đã được Thiên Thần hiện ra và nói: Sự hiếm muộn của 2 vợ chồng không phải là không được ơn, mà ngược lại là một vinh dự, đứa con mà vợ chồng ông nhận được sẽ là “hạt quả” bất tử (“immAnne Catherineulate”) của Thiên Chúa. Sau đó Thiên Thần trao cho JoAnne Catherinehim một tờ giấy chiếu sáng có ghi 3 chữ: Helia, Hanna, Miriam (có nghĩa là: JoAnne Catherinehim, Anna, Maria). Sau khi viếng thăm Đền Thờ hai vợ chồng trở về Nazareth, còn lại bao nhiêu lương thực họ chia hết cho người nghèo …

Thị kiến Thiên Tín Vô Nhiễm Nguyên Tội Gần như suốt đêm (08.12.1819) Anne Catherine thị kiến thấy hình ảnh của những tội lổi ghê gớm của thế gian, nhưng cho đến gần sáng Anne Catherine lại thấy Đền Thờ Giêrusalêm, rồi đến làng Nazareth, Anne Catherine thấy ngôi nhà thờ của làng, chị kể lại: “Tôi thấy thánh nữ Anna đứng giữa JoAnne Catherinehim và một người đàn ông (có thể là cha của Anna). Tôi nhìn thấy một vùng ánh sáng chiếu ra từ ngực của Anna, rồi từ đó tôi thấy hình dáng của một bào thai đang phát triển và đã tiếp nhận Thiên Tín Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tôi lại thị kiến tiếp 17 tuần và 5 ngày sau ngày Thiên Tín Vô Nhiễm Nguyên Tội tôi thấy Anna đang nằm trên gường trong nhà của chị gần Nazareth. Bỗng nhiên xuất hiện một vùng ánh sáng chung quanh chị, có dáng một người trong vùng ánh sáng. Anna ngồi dậy trong trạng thái ngũ (ectasy) và lần đầu tiên tôi thấy hài nhi chuyển động trong bụng Anna. Giật mình tỉnh dậy Anna mừng rở, choàng áo vào và chạy sang phòng JoAnne Catherinehim báo tin cho anh. Hai vợ chồng mừng rở ra gốc cây lớn ngoài vườn (nơi Thiên Thần đã hiện ra cho Anna) tạ ơn Thiên Chúa. Vài ngày trước ngày sinh Anna nói với JoAnne Catherinehim là sắp đến ngày rồi và chị báo tin cho cô em út của chị, Maraha (ở Sephoris), cho dì của chị, Enue (ở Zabulon, Enue cũng là dì của Elizabeth, là mẹ của Thánh Gioan Baotixita) và cho cháu của chị, Mary Salome (ở Bethsaida). Và mời ba người nầy về nhà mình.

Anne Catherine thấy cả 3 người chuẩn bị hành trang lên đường, chị nói: ”Enue chuẩn bị vật dụng cho việc sinh sản; 2 người đàn bà trẻ khác cùng đi với chồng mình. Một ngày trước khi sanh, JoAnne Catherinehim chuyển tất cả những người giúp việc đàn ông qua các khu nhà khác, chỉ có những người giúp việc đàn bà cần thiết là giử lại trong nhà. Chính ông cũng sang nhà kế bên ở. Người con gái đầu lòng của Anna, Mary Heli (lúc nầy khoảng 19 tuổi), cũng trở về để giúp mẹ mình (*Mary Heli lấy Cleophas, là Trưởng đoàn chăn cừu của JoAnne Catherinehim, hai người có một đứa con gái, Mary Cleophas, 4 tuổi). Sau kinh nguyện JoAnne Catherinehim chọn những lễ vật tốt nhất và sai những người giúp việc đi tạ ơn Thiên Chúa trong Đền Thờ Giêrusalêm. Tôi nhìn thấy 3 người bà con của Anna cũng đã đến nhà Anna lúc ban chiều. Sau khi Anna nói với họ là thời điễm sắp đến, họ đứng chung lại với nhau và cùng hát: “Praise the Lord God; He has shown mercy to mercy to His people and has redeemed Israel and has fulfilled the promise which he gave to Adam in Paradise that the seed of the woman should crush the head of the serpent” ….

Anna cầu nguyện chìm đắm trong cơn mê, chị nhắc lại những lời tiên tri trong Thánh vịnh về Mẹ Maria, chị nói: Hạt giống mà Thiên Chúa đã ban cho Tổ phụ Abraham đang chín mùi trong tôi. Chị nhắc lại lời húa cho việc sinh ra của Sara of IsaAnne Catherine và nói: Dòng tộc của Aaron rất tốt cho tôi. Và ngay lúc đó Anne Catherine nhìn thấy một luồn ánh sang làm cho căn phòng sáng rực lên. Những người đàn bà vui mừng. Sau đó họ ăn chút bánh mì, trái cây, uống nước trái cây có pha balsam và đi ngũ. Anna không đi ngũ mà tiếp tục cầu nguyện. Lúc nữa đêm Anna đánh thức các chị đàn bà dậy để tiếp tục cầu nguyện cùng với chị. Anna mở cửa một tủ nhỏ gắn trong tường và lấy một cái nón chứa một sớ những vật Thánh như: Tóc của Sara (Anna rất ái mộ Sara), xương của Thánh Joseph (mà ông Mosen đã mang về từ Ai cập), một số vật dụng của ông Tobia, ly rượu của ông Abraham khi được ơn của Thiên Thần. Anna quỳ gối trước tủ, hai bên có hai người đàn bà, người còn lại đứng phía sau. Anna đọc thánh vịnh về Thiên Chúa hiện ra trong bụi gai cho ông Môsen. Và rồi tôi thấy căn phòng chan hoà ánh sáng siêu nhiên; một vùng ánh sang bao bọc lấy Anna. Những người đàn bà té nằm dưới đất. Vùng ánh sang bao bọc Anna sáng như đóm lủa trong bụi gai ông Môse, sáng đến nổi tôi không nhìn thấy Anna nữa. Ngọn lửa ánh sang tàn dần, thình lình tôi thấy Anna đang bồng hài nhi Mary trong tay, trùm trong một khăn choàng của Anna, ôm sát hài nhi vào trong long chị. Anna vẫn tiếp tục đọc kinh. Rồi tôi nghe tiếng khóc của hài nhi. Anna trùm cho hài nhi một khăn lớn màu xám rồi một khăn màu đỏ. Đồm lửa ánh sang biến mất. Các bà lúc nầy đứng dậy và chạy lại thay phiên bồng hài nhi. Họ khóc trong vui mừng và cùng nhau dâng lời ca tụng Thiên Chúa. Khi Anna giơ cao hài nhi lên như một lễ vật dâng cho Thiên Chúa, thì căn phòng lại chan hoà ánh sang và các Thiên Thần hiện ra ca hát “Gloria và Alleluia”. Các ngài truyền tin rằng ngày thứ 20 hài nhi sẽ được đặt tên là MARY.

Anna về phòng nằm nghỉ. Trong khi đó các bà tắm rủa cho hài nhi, choàng khăn lại và đặt nắm kế bên Anna trong một cái nôi bằng gổ (đóng chặt vào giường của Anna). Sau đó các bà đi báo tin cho JoAnne Catherinehim. Ông mừng rở chạy lại giường Anna quỳ gối bồng hài nhi nước mắt chan hoà rớt trên hài nhi, và hát ca tụng, giống như ZAnne Catherineharias đã làm khi Gioan Baotixita sinh ra. Ông ca Thánh Vịnh tạ ơn Thiên Chúa, lời Tiên Tri đã hoàn tất, bây giờ ông chết đi cũng rất vui mừng mãn nguyện. Tôi không thấy Mary Heli đến, có thể là theo luật Do Thái không cho phép có mặt khi mẹ mình sanh con. Sáng hôm sau tôi thấy những người giúp việc đàn ông, đàn bà và rất nhiều người hang xóm tụ tập chung quanh nhà Anna. Họ được vô từng nhóm và các bà đã cho họ xem hài nhi. Một số người đã có một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi họ viếng thăm hài nhi. Những người hàng xóm đến là vì họ đã thấy đêm vừa qua nhà Anna sáng rực lên, vả lại sau một thời gian dài hiếm muộn giờ đây Anna có con là một món quà từ Thiên đàng. Trong lúc hài nhi nằm trong cánh tay của người mẹ Thánh. Cùng lúc tôi thấy hài nhi đã hiện diện trên thiên đàng bên cạnh Chúa Ba Ngôi đang vui mừng không diễn tả được. Và tôi đã hiểu được sứ điệp của Mẹ Maria trong tương lai với những vui mùng và những đau buồn mà Thiên Chúa đã dành cho Mẹ. Lúc Mẹ chào đời (ngày 08 tháng 09) tôi thấy từ những người công chính cho đến thú vật làng Nazareth và Thánh địa Giêrusalêm ca hát vui mừng. Những người tội lỗi thì lo sợ.

Khi đó vị giáo sỉ già (tên Simon) chăm sóc Đền Thờ Giêrusalêm đang trên đường xuống đồi (của Đền Thờ) để thăm viếng những người bị quỷ ám (mà ông chịu trách nhiệm chăm sóc). Họ sống trong một ngôi nhà dưới chân đồi. Nhà Simon cũng gần nhà họ. Bỗng nhiên nửa đêm có tiếng la thét lớn từ căn nhà “quỷ ám”. Khi Simon chạy đến thì thấy một người đàn ông tiếp tục kêu la và muốn chạy ra ngoài nhà. Quỷ Satan (đang nhập vào ông) la khóc và nói: “I must go out, we must all go out! A virgin has been born! There are so many angels on earth who torment us! We must now go out and nevermore enter into men” (tạm dịch: Tôi phài chạy trốn, tất cả chúng tôi phải chạy trốn! Một Đấng Trinh Nữ đã sinh ra! Có quá nhiều Thiên Thần trên trần gian và sẽ làm đau khổ chúng tôi! Giờ đây chúng tôi phải chạy trốn và sẽ không bao giờ nhập vô những người nầy). Sau đó quỷ xuất ra khỏi người nầy.

Ba ngày sau cũng còn có rất nhiều người thăm viếng hài nhi. Bé Mary Cleophas (con của chị của Mẹ Maria khoảng 4 tuổi) cũng thường chơi với hài nhi. Bé Mary người trón trịa, kháo khỉnh.

Ngày 22 và 23 tháng 09 tôi thấy người ta đang chuẩn bị Lể Cắt Bì cho hài nhi trong nhà của Anna. Những đồ dùng trong nhà được dọn qua một bên để cho có một chổ lớn để bàn ghế và thức ăn. Chính giữa nhà để một bàn thờ, tôi thấy 5 vị giáo sỉ từ Nazareth đang đứng trước bàn thờ với JoAnne Catherinehim. Phía sau bàn thờ tôi thấy bà con bên Anna và JoAnne Catherinehim, trong đó có Maraha (chị Anna), Maria Heli (chị của Mẹ Maria), … Anna ở trong phòng của mình, không tham dự lễ. Enue (dì của Elizabeth) bồng hài nhi ra phòng tiệc và để trong vòng tay của JoAnne Catherinehim. Các vị giáo sỉ từ từ tiến ra bàn thờ và đọc kinh lớn. Hai giáo sỉ cầm vạt áo của vị giáo sỉ “chủ tế”. JoAnne Catherinehim bước lên bàn thờ trao hài nhi cho vị giáo sỉ “chủ tế”. Vị nầy giơ hài nhi lên cao (như dâng lễ vật cho Thiên Chúa) và để hài nhi nằm trên bàn thờ. Ngài lấy một cây kéo và một cái hộp nhỏ, ngài cắt 3 chùm tóc trên đầu hài nhi (2 bên và trên đình đầu) để vào hộp, rồi ngài trộn tóc với dầu oliver trong hộp. Sau đó ngài chấm vào ngủ giác: lổ tai, mắt, mủi, miệng và ngực của hài nhi. Ngài cũng ghi tên “MARY” vào một miếng da rồi để trên ngực của hài nhi.

 

 

Phần 2: Lễ Dâng Đức Trinh Nữ Maria (Mary) trong Đền Thờ Giêrusalêm

Ngày 28 tháng 10 năm 1821 Anne Catherine thị kiến: “Cô bé Mary 3 tuổi đang được mẹ mình, Anna, chỉ dẫn cách thức cầu nguyện trong phòng của Anna. Sau đó trong nhà lại chuẩn bị Nghi Lễ “chuẩn bị” cho bé Mary với sự tham gia của 3 vị Giáo sỉ: 1 vị từ Sephoris là cháu của thân phụ Anna, 1 vị từ Nazareth và 1 vị từ núi Madin gần Hồ Galilê. Họ đến để khảo sát trình độ giáo lý bé Mary và đồng thời giúp Anna chuẩn bị những lễ phục để dâng bé Mary trong Đền Thờ. Trong nhà còn có Mary Heli (chị của bé Mary) và con của Mary Heli là Mary Cleophas, lúc nầy được 7 tuồi, dáng người mập mạp, khoẻ mạnh hơn bé Mary. Còn bé Mary thì nhanh nhẹn, tóc mượt hơi đỏ, dài (dài hơn tóc một đứa bé 7 tuổi) và quăn ở chân tóc (mặc dù chỉ mới 3 tuổi nhưng bé đã phát triển như một em bé 5 tuổi). Với 3 tuổi bé Mary đã biết đọc và trả lời những câu hỏi của các giáo sỉ rất khôn ngoan, điều nầy làm cho 3 giáo sỉ rất ngạc nhiên. Và cha mẹ của bé Mary vui mừng rướm nước mắt. Sau phần nghi thức khảo sát trình độ và ban ơn Phúc lành cho bé Mary, các giáo sỉ dẫn bé Mary trao lại cho cha mẹ Mary. Anna bồng bé Mary vao ngực mình đầy thương yêu và trịnh trọng.hôn bé. JoAnne Catherinehim vô cùng cảm động và tôn kính nắm nhẹ tay bé Mary. Chị bé Mary, cũng chúc lành cho bé trong bộ y phục giống Anna. Cháu của bé Mary là Mary Cleophas ôm bé quay vòng vòng như những đứa trẻ khác. Vài ngày sau Anna và JoAnne Catherinehim chuẩn bị cho bé Mary lên đường đi Đền Thờ Giêrusalêm. Hành lý và lễ vật được chất đầy lên 2 con lừa, bé Mary cởi trên 1 con lừa. Mặc áo dài màu vàng loại vải đắc tiền. JoAnne Catherinehim dắt con lừa nầy. Anna đi trước với em Mary Cleophas. Một người đàn ông giúp việc cũng đi theo đoàn. Đi được 1 đoạn đường, đoàn dừng lại nghỉ chân tại nhà một người quen. Bé Mary Cleophas được gởi tại nhà nầy. Sau đó đoàn người lại đi tiếp băng núi và vượt thung lũng sương mù ẫm ướt. Họ nghỉ đêm trong một thị trấn dưới chân đồi. Rất tiếc Anne Catherine không nhớ tên của thị trấn nầy (về sau các sử gia dự đoán rằng đó là thị trấn Endor), nhưng nơi nầy cũng là cùng hướng mà Chúa Giêsu đã đi vào tháng 09 lúc ngài được 30 tuổi. Khi đó Ngài đi từ Nazareth đi Bethany và rồi được Thánh Gioan rửa tội. Gia đình Thánh gia cũng đã đi trên con đường nầy khi họ chạy trốn từ Nazareth sang Ai Cập”.

Ngày 4 tháng 11 năm 1821 Anne Catherine nói: Tối qua tôi thấy JoAnne Catherinehim, Anna, bé Mary và người giúp việc đã đến nơi cách Giêrusalêm 12 giờ. Tại đây họ gôm đàn gia súc lại để chuẩn bị dâng lên Đền Thờ. Sau đó họ tiếp tục lên đường. JoAnne Catherinehim biết rất rỏ về đường đi Giêrusalêm. Anne Catherine thấy bé Mary nằm ngủ trong lòng của mẹ trên đường đi.

Ngày 5 tháng 11 năm 1821 Anne Catherine nói: Tối qua tôi thấy bé Mary và cha mẹ đã đến thành phố nằm dưới chân đồi phía tây bắc thành Giêrusalêm tên Bethoron. Chỉ còn 6 giờ đường nữa thôi. Tại Bethoron đoàn người tạm trú nơi nhà của một người bạn. Người nầy lúc trước dạy học trường Levite. Do đó nhà ông cũng có một số học trò. Tại đây họ gặp lại một số người quen đến thăm như chị của Mary và con gái (bé Mary Cleophas), chị của Anna và những người con gái của bà. Đây cũng là cơ hội mà các em bé đùa giởn với bé Mary. Trong dịp nầy người thầy giáo trường Levite và một số người tò mò có đặt một số câu hỏi với bé Mary, và họ lấy làm ngạc nhiên trước những câu trả lời thông minh của bé. Anne Catherine cũng có nghe nói về một người khác cũng rất thông minh tên Susanna, cô nầy cũng có ghé ngôi nhà nầy khi cô trên đường về nhà từ trường học Đền Thờ. Sau nầy cô nầy theo Chúa Giêsu và Mẹ Maria (Mary). Cô nầy lớn hơn bé Mary 11 tuồi. Bé Mary đã thay chổ cô nầy trong Đền Thờ, vì chổ trong Đền Thờ rất hạn chế. Anna phải được 5 tuổi mới vào học trong trường Đền Thờ (trong khi bé Mary mới có 3 tuổi). Khi đoàn đi đến gần Đền Thờ Giêrusalêm bé Mary sung sướng vô cùng. Anne Catherine thấy JoAnne Catherinehim ôm chặt bé Mary trong lòng và nói trong nước mắt:

- O my child, I fear I not see you again. (Tạm dịch: Con của ta ơi, ta sợ ta sẽ không gặp được con nữa).

Các món ăn đang được dọn ra, Anne Catherine thấy bé Mary chạy vòng quanh bàn ăn vui vẻ, đôi lúc sà vào lòng mẹ (Anna) như một con chim con hay đứng trốn sau lưng mẹ và quàn tay ôm cổ mẹ. Ngày 6 tháng 11 năm 1821 vào lúc sáng sớm Anne Catherine thấy đoàn người rời Bethoron để đi Giêrusalêm. Lúc nầy bé Mary được 3 tuổi 3 tháng nhưng nhìn dáng bé Mary giống một em bé 5, 6 tuổi của nước tôi (tức là nước Đức của thánh nữ Anna Catherine Emmerich).

Ngày 6 tháng 11 năm 1821 vào lúc ban chiều Anne Catherine thấy đoàn người đến Giêrusalêm vào lúc giữa trưa. Thành Giêrusalêm có cấu trúc kỳ lạ. Phố sá chằng chịt giống như Paris, có nhiều khe mái (bằng đá), sườn dốc, quanh co sau bức tường thành. Nhà không cửa, không cửa sổ, được xây trên nền cao, xây ngược hướng với tường thành. Nhìn chung đường phố trong thành Giêrusalêm tương đối yên tịnh ngoài trừ những nơi gần chợ và đền đài,nơi mà có sự tụ tập đông đúc dân chúng, khách du lịch và quân lính. Khi tất cả dân trong thành tụ tập tại Đền Thờ thì đường xá trong thành trở nên hoang vắng như một thành phố chết (nhờ đặc điễm nầy mà Chúa Giêsu thường cùng các môn đệ vào thành mà không bị ai quấy rầy). Nước rất khan hiếm trong thành Giêrusalêm, người ta làm đủ cách xây dựng các công trình dẫn thũy để cung cấp nước cho dân trong thành. Ngay cả trong Đền Thờ Giêrusalêm người ta dùng nước tắm rửa và giặt giủ rất hạn chế. Diện tích Đền Thờ lớn nhưng vì đưọc xây bằng những cột trụ to lớn và những bức tường dày cho nên chổ đứng để cầu nguyện rất hạn chế. Đoàn người cùng bé Mary vào Đền Thờ hướng phía Bắc, nhưng lại đi vòng qua hướng Đông qua thung lũng Josaphat, vượt núi Cây Dầu, quẹo trái trên đường đi Bethany và vào cửa Sheep Gate (“Cửa cừu”). Tại cửa nầy có một hồ nước để người ta tắm rửa những con cừu sạch sẻ để chuẩn bị dâng lễ vật lên Đền Thờ (nhưng đây không phải là Hồ Bethesda). Sau đó đoàn đi vòng qua phía Tây thành Giêrusalêm gần Chợ Cá, nơi có căn nhà “gia truyền”của ông ZAnne Catherineharias of Hebron, ông nầy là anh của cha ông ZAnne Catherineharias. ZAnne Catherineharias lúc nào cũng túc trực ở đây khi ông giúp việc trong Đền Thờ. Lúc nầy ông đã hưu trí không còn làm việc trong thành nửa, nhưng ông cố gắng lưu lại Giêrusalêm vài ngày nửa để đón tiếp Mẹ Maria (bé Mary) trong Đền Thờ. Nhiều người thân thuộc của Ông ZAnne Catherineharias cùng với con của họ đến từ Bethlem, Hebron để đón đoàn hành hương. Nghỉ chân tại nhà ông Zanne Catherineharias một chút phái đoàn lại tiếp tục đi hướng Đền Thờ. Ông ZAnne Catherineharias hướng dẩn đoàn. Bé Mary mặc đồ lễ phục màu xanh da trời. ZAnne Catherineharias đi đầu cùng với Anna và JoAnne Catherinehim, bé Mary theo sau, bên cạnh bé còn có 4 em gái, và phía sau là đám trẻ con và những người thân. Họ đi xuyên qua nhiều đường, băng ngang qua dinh thự của Herod và một căn nhà mà về sau quan Tổng Trấn Philatô cư ngụ. Đến chân Đền Thờ họ phải leo lên các bậc thang cao. Họ muốn nắm tay bé Mary lên theo. Nhưng họ rất ngạc nhiên vì bé Mary đang rất vui mừng và đang chạy lên các bậc thang một mình. Trước khi vào Đền Thờ họ ghé nhà trọ để rửa tay chân. JoAnne Catherinehim bắt đầu lấy đồ từ trên lừa xuống và theo người của Đền Thờ kiểm sóat đòan gia súc lễ vật của JoAnne Catherinehim. Sau đó JoAnne Catherinehim, Anna cùng bé Mary lên nhà của một giáo sỉ trên đồi. Và một lần nửa họ lại chứng kiến sức mạnh thần khí giúp cho bé Mary chạy trên những bậc thang để lên đồi. Đến nơi thì đã có hai vị giáo sỉ trong nhà, một người già và một người trẻ. Cả hai vị đều có mặt trong cuộc khảo sát bé Mary tại nhà của Anna tại Nazareth. Sau khi nói chuyện với nhau về cuộc hành trình và việc chuẩn bị cho bé Mary. Họ mời một người đàn bà từ Đền Thờ. Đó là một quả phụ lớn tuổi có trách nhiệm săn sóc cho các em trong Đền Thờ (*Những người nầy sống gần Đền Thờ và có nhiệm vụ dạy dổ cho các em gái trẻ trong Đền Thờ). Người đàn bà nầy chòang khăn trên đầu chỉ để lộ ra một khuôn mặt nhỏ. Hai vị Giáo Sỉ và cha mẹ Mary dẩn Bé Mary đến và giới thiệu cho người đàn bà, sẽ là mẹ đở đầu của em. Người đàn bà nhìn nghiêm khắc nhưng thân thiện. Bé Mary khiêm tốn, nghiêm trang và kính trọng. Họ nói với người đàn bà về tâm tính, tính tình của bé Mary và việc chuẩn bị nghi lễ dâng bé trong Đền Thờ. Người đàn bà nầy đi theo họ trở về quán trọ để lấy đồ cho bé Mary. Cũng tại đây những người thấp tùng đòan từ nhà ZAnne Catherineharia cũng từ giã đoàn để trở về nhà họ. Chỉ còn một số người thân thuộc là vẫn ờ lại nhà trọ (do ZAnne Catherineharia mướn) cùng với Thánh gia. Người đàn bà rời khỏi nhà trọ và đi chuẩn bị tiệc lớn cho bé Mary.

Ngày 7 tháng 11 năm 1821 Anne Catherine nói: “Suốt ngày hôm nay tôi thấy JoAnne Catherinehim chuẩn bị lễ vật và sự chuẩn bị đón tiếp bé Mary trong Đền Thờ”. Tại quán trọ ngày hôm nay có tiệc lớn rất vui nhộn. Phải có cả 100 người tham dự phần lớn là trẻ em. Có khoảng 24 người con gái đủ loại tuổi. Trong số nầy Anne Catherine nhìn thấy có một em gái tên Seraphia, sau cái chết của Chúa Giêsu được nhiều người biết đến với tên Veronica. Dáng em Seraphia cao ráo khoảng 10 hay 12 tuổi. Người ta làm những vòng hoa cho Mary và những người đồng hành của em, đồng thời họ cũng đang trang trí 7 cây đèn cầy hay cây đuốc. Đèn cầy không có bệ và có hình dáng giống như cây trượng. Trong buổi tiệc có nhiều vị Giáo sỉ và thầy Levite đi ra đi vô, họ cũng tham dự buổi tiệc. Khi họ nói là rất ngạc nhiên về những lễ vật hiến tế của JoAnne Catherinehim, thì ông nói là ông đã cố gắng hết sức mình để có được những lễ vật như vậy, ông không thể nào quên được sự xấu hổ lúc mà ông bị từ chối nhận những lễ vật dâng lên Đền Thờ và tiếp đó lòng từ bi của Thiên Chúa đã chấp nhận lời cầu xin của ông (là cho ông và Anna bé Mary).

Hôm nay Anne Catherine cũng thấy bé Mary đi gần nhà trọ với một em gái khác. Ngày 8 tháng 11 năm 1821 Anne Catherine kể lại: Ngày hôm nay JoAnne Catherinehim vào trước trong Đền Thờ cùng với ông ZAnne Catherineharia. Sau đó Anna cũng chuẩn bi nghi thức nhập Đền Thờ cho bé Mary: Anna đi trước cùng với con gái đầu lòng Mary Heli và con của cô là Mary Cleophas. Kế đó là bé Mary trong bộ y phục xanh da trời với vòng hoa trên tay và trên cổ, trên tay bé cầm một cây nến có vòng bông. Sau cùng là đòan người với lễ phục và các vòng hoa. Đòan kiệu không đi thẳng lên Đền Thờ mà đi vòng qua các đường phố. Rất nhiều người đón coi đòan kiệu, một số các nhà phải trả tiền đề rước đòan kiệu đi ngang qua nhà mình. Có một cái gì thánh thiện không thể diễn tả được nơi bé Mary. Khi đoàn kiệu đến Đền Thờ thì các nhân viên trong Đền Thờ mở cổng ra. Đó là một cái cửa to lớn, nặng nề, vàng chiếu sáng chói, chạm trổ nhiều cái đầu, những chùm nho và những cái bánh bằng ngủ cốc. Đó là “cổng vàng” (Golden Gate). Đoàn kiệu đi qua cổng nầy và leo lên 15 bậc thang. Mọi người rất thán phục khi bé Mary vui mừng bay chạy lên các bậc thang nầy (JoAnne Catherinehim, ZAnne Catherineharia và các Giáo sỉ đã đón tiếp bé Mary trước khi vào Cổng Vàng).

Sau đó họ đi vào một căn phòng lớn có bầy các thức ăn, tại đây đoàn kiệu chấm dứt. Các người đàn bà và trẻ con đi vào phòng cầu nguyện dành riêng cho phụ nữ. Trong khi đó JoAnne Catherinehim và ZAnne Catherineharia tiến vào khu cúng tế lễ vật. Trong một phòng lớn các Giáo Sỉ lại đang khảo sát bé Mary. Họ rất ngạc nhiên vì những câu trả lời xuất sắc của bé Mary, sau đó họ giao bé lại cho Anna để bà thay đồ lễ phục cho bé. Anna choàng cho bé một cái áo màu tím và xanh dương, khăn quàn và một vòng hoa trên đầu. Trong khi ấy JoAnne Catherinehim cùng với 2 vị Giáo sỉ đang dâng lễ vật trong sân bàn thờ. Lễ vật được chia ra làm nhiều phần để chung quanh bàn thờ. Khi JoAnne Catherinehim bắt đầu đốt lễ vật thì Anna dẫn bé Mary vào sân nhà dành cho đàn bà. Sân nầy nằm cạnh sân của bàn thờ, được ngăn cách bằng một tấm lưới. Bé Mary và các em bé khác đứng trước Anna và các bà mẹ của họ. Trong một sân khác có một số những em bé trai mặc đồ trắng đang hoà tấu sáo và đàn hạc. Sau khi xong nghi thức dâng lễ vật JoAnne Catherinehim, ZAnne Catherineharia và 1 vị Giáo Sỉ tiến lên bàn thờ. Tại bàn thờ dã có một Giáo sỉ và 2 thầy Levite đứng sẳn, họ đang cầm một cuộn giấy và vật dụng để viết. Anna dẩn bé Mary đi vào, theo sau là một tỳ nữ, chị nầy đã đi theo bé Mary (từ Nazareth). Bé Mary quỳ trên bậc thang; Anna và JoAnne Catherinehim đang để tay trên đầu của bé. Vị Giáo Sỉ cắt vài sợi tóc của bé Mary, rồi đốt trong lò than. Cha mẹ của bé Mary nói vài lời xin dâng bé Mary cho Thiên Chúa. Hai thầy Levite ghi những lời nầy vào cuộn giấy của họ. Trong khi đó những tỳ nữ hát bài 44. Psalm (Eructavit cor meum verbum bonum) và những Giáo sỉ cùng những bé trai hát và đờn bài 49. Psalm (Deus, deorum Dominus,locutus est). Sau đó 2 vị Giáo sỉ nắm tay bé Mary bước lên khu Đất Thánh của Đền Thờ. Họ đặt bé vào một nơi thích hợp để bé có thể nhìn thấy bên trong khu vực Đền Thờ. Tại đây có rất nhiều người đàn ông của Đền Thờ đang đứng sắp hàng. Hai giáo sỉ đang hát và đọc những lời từ trong cuộn giấy (mà họ vừa mới ghi). Trên bàn thờ một vị giáo sỉ già đang đốt hương trầm. Khói hương trầm bao bọc lấy bé Mary.

Trong khi cử hành nghi lễ Anne Catherine thấy có rất nhiều dấu hiệu “tượng trưng” của Đức Trinh Nữ Maria hiện ra trong Đền Thờ ví dụ như: hàng chữ Kinh Kính Mừng. Anne Catherine nhìn thấy một luồn ánh sáng tươi vui chiếu vào trái tim bé Mary, và hiểu rằng sự kiện nầy đã ứng nghiệm lời Tiên Tri, là một ơn thánh lớn nhất của Thiên Chúa. Bé Mary đứng giửa các giáo sỉ. Các vị nầy tháo vòng hoa trong cánh tay bé và lấy cây đèn trong tay bé đưa cho những người đồng hành của bé Mary. Sau đó họ choàng khăn che mặt lên đầu của bé, và dẫn bé đi xuống bậc thang qua một cái cửa sang sân nhà khác. Tại đây bé được đón tiếp bởi 6 trinh nữ trong Đền Thờ. Những người nầy rải hoa đón tiếp bé Mary. Phía sau bé là những vị giáo viên giảng dạy cho bé: Noemi (chị của mẹ của Lazarus), nữ tiên tri Anna và một người đàn bà thứ 3. Các giáo sỉ trao bé Mary cho 3 vị đàn bà nầy và rút lui. Bây giờ cha mẹ và những người thân trong gia đình tiến đến chúc mừng bé. Sau khi bài hát chấm dứt, bé chào tạm biệt họ. JoAnne Catherinehim quá xúc động bồng bé lên, ôm vào trong lòng và nói trong nước mắt:

- Con ơi hãy nhớ đến linh hồn cha trước toà Thiên Chúa nhé.

Sau đó bé Mary đi theo các giáo viên và những cô bé trinh nữ khác về nhà của họ ở phía bắc Đền Thờ. Họ ở trong những phòng được xây từ trong các bờ tường dầy của Đền Thờ. Cha mẹ và những người thân của bé Mary trở ra khu sân nhà ở cửa Vàng (“Golden Gate”). Tại đây họ dùng cơm với các giáo sỉ. Những người đàn bà ăn trong khu vực riêng biệt của họ. Ăn xong họ lên đường trở về nhà, họ đến Bethoron cùng ngày. Lúc nầy tại Đền Thờ đang có tiệc mừng các trinh nữ. Bé Mary đi vòng quanh hỏi tất cả các giáo viên và các em thiếu nữ khác là họ có chịu cho bé ở chung không. Đây là một tục lệ của người do thái. Sau khi ăn xong họ bắt đầu nhảy múa với nhau trong tiếng nhạc của sáo, kẻng ba góc và chuông. Tiệc xong trời đã tối, Anne Catherine thấy cô giáo Noemi dẫn bé Mary về phòng của em. Đây là một phòng nhỏ hướng về phía Đền Thờ, trên tường có chạm trổ nhiều mảnh kiếng tam giác đủ màu. Trong phòng có đặt một cái ghế, một cái bàn và một cái kệ để đồ. Ngoài phòng nầy có chổ ngủ, khu thay đồ và phòng của Noemi. Bé Mary hỏi cô giáo Noemi về giờ giấc thức dậy đọc kinh trong đêm. Nhưng cô giáo Noemi không cho phép vì bé còn quá nhỏ.

Ngày 21 tháng 11 năm 1821 Anne Catherine nói: Ngày hôm nay tôi thấy bé Mary đang đứng trên cái ghế trong phòng của mình và cầu nguyện. Nhìn rất cảm động. Bé Mary trong y phục sọc xanh dương và trắng có dệt những đoá hoa vàng. Trong phòng có một cái bàn tròn nhỏ. Anne Catherine nhìn thấy Anna vào phòng bé Mary và để một dĩa trái cây trên bàn. Bé Mary rất tinh xảo so với số tuổi nhỏ của bé. Anne Catherine thấy bé đang may một cái áo trắng đễ phụng vụ cho Đền Thờ.

Trong suốt 11 năm trong Đền Thờ bé Mary luôn mau lẹ trong việc học, cầu nguyện và làm việc. Đôi lúc Anne Catherine thấy bé trong nhà các giáo viên cùng với các em bé khác. Có lúc thì bé trong phòng một mình. Bé làm việc, đan rất khéo những tấm màn cho Đền Thờ. Bé cũng lau chùi những chậu bông, vật dụng trong Đền Thờ. Anne Catherine thường thấy bé cầu nguyện và suy niệm. Anne Catherine chưa bao giờ thấy bé Mary tự hành xác mình, bé không cần phải như vậy. Cũng như những bậc thánh hiền khác bé Mary ăn vừa đủ để sống qua ngày và chỉ ăn những đồ ăn cần dùng. Ngoài những giờ đọc kinh chung trong Đền Thờ, Mary thường có những giờ kinh nguyện và suy niệm riêng. Trong sự yên tịnh của đêm tối Mary thường quỳ gối trên giường cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Anne Catherine thường thấy Mary khóc trong lúc cầu nguyện và có vùng ánh sáng chung quang nàng.

Càng ngày Mary càng lớn lên, Anne Catherine luôn thấy Mary trong bộ áo dài xanh dương. Mary trùm khăn khi cầu nguyện, khi nói chuyện với các giáo sỉ hay khi làm việc trong Đền Thờ. Anne Catherine thấy Mary sống trong Đền Thờ luôn trong trạng thái kinh nguyện. Tâm hồn cô không thuộc trần gian. Cô thường nhận được sự an ủi và khuyên giải từ thiên đàng. Cô luôn sống theo Lời Tiên Tri và sống khiêm tốn như một một đầy tớ thấp nhất của Mẹ Chúa Cứu Thế. Cô giáo của Mary đồng thời cũng là nữ y tá của Đền Thờ, tên Noemi, bà nầy là chị của mẹ Lazaro lúc đó đã 50 tuồi. Noemi và những bà khác trong Đền Thờ thuộc dòng Essenes. Mary đã học cách đan và cách rửa những dụng cụ (dao chặt, …) dùng trong việc lể tế trong Đền Thờ từ Noemi. Về sau Mary có thể tự làm những công việc nầy. Khi ZAnne Catherineharia còn làm việc trong Đền Thờ, ông thường viếng thăm Mary; ông Simon cũng quen thuộc với Mary. Các giáo sỉ cũng thường chú ý đến Mary. Sự duyên dáng và thông minh của Mary đã được chú ý từ lúc còn ấu thơ. Đồng thời họ không thể từ chối được sự khiêm nhường của cô. Anne Catherine đã nhìn thấy từ những tờ giấy mà các giáo sỉ đã nhận xét về Mary.

 

 

Phần 3: Giáng Sinh

Chuẩn Bị Cho Ngày Sinh

Đã từ nhiều ngày qua, Đức Mẹ lưu lại luôn tại nhà bà Thánh Anna và thường ở sát cạnh thân mẫu Người. Nhà Thánh Anna ở trong thung lũng Zabulon, cách xa thành Nazaret không tới một dặm. Thánh Anna đã phái một nữ tì từ Zabulon tới Nazaret, ở lại luôn nhà của Thánh gia thất, để trông coi nhà cửa và sau nầy phục dịch Thánh Giuse trong khi Đức Mẹ đi vắng. Xưa nay Thánh Gia và gia đình bà Thánh Anna vốn liên-lạc với nhau mật thiết, hai nhà gần như là một.

Từ nửa tháng nay, Đức Mẹ bận rộn chuẩn bị cho ngày Chúa Con ra đời: Người sửa soạn sẵn chăn mền, bông băng và khăn áo. Không thấy bóng dáng Thánh Joachim đâu cả. Trong nhà bà Thánh Anna, thấy một đứa bé gái chửng bảy tuổi, lúc nào cũng luẩn quẩn bên cạnh Đức Trinh Nữ. Người dạy nó mọi việc học hành: có lẽ nó là con của Bà Maria Cléophas, chị gái Đức Bà. Con bé nầy cũng mang tên là Maria.

Thánh Giuse thực ra lúc nầy cũng không ở Nazaret. Ngài đang ở Giêrusalem, vì đã đưa các tế vật lên Đền Thờ.

Đức Mẹ luôn luôn ở trong nhà. Bụng Người lớn vượt mặt vì thai kỳ như đã trọn ngày rồi. Người ngồi trong một căn phòng cùng làm việc với mấy phụ nữ khác. Bọn họ xúm lại chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho việc sinh nở của Đức Bà. Thánh Anna là người có tài sản lớn, gồm nhiều đàn súc vật và những cánh đồng cỏ rộng. Bà thừa sức cung ứng cho Con Gái mình không thiếu thứ gì. Bà nghĩ là con sẽ sinh nở tại nhà mình. Họ hàng gần xa sẽ kéo đến mừng thăm đông đảo, cho nên Bà cho chuẩn bị mọi sự rất chu đáo, để long trọng đón Đúa Cháu Trời Hứa nầy. Người ta đã liệu sẵn tấm mền đặc biệt rất đẹp và những chiếc thảm sặc sỡ.

Tại nhà bà Elisabeth, vào dịp Thánh Gioan Tiền Hô sinh ra, cũng thấy có một chiếc mền giống như vậy. Trên mền có vẽ những hình biểu tượng, nhưng câu châm ngôn thêu bằng kim tuyến. Phần giữa mền được làm giống như cái bao bì, trong đó là chổ để sản phục nằm;xung quanh có nhiều mẫu dây và nút để cột sản phụ, giống như cột một hài nhi nằm trong tả cuốn của nó vậy. Sản phụ nằm như thế, có gối đỡ đầu và từ vai trở ra ở ngòai bao, nên cử động rất thong thả, khách tới thăm ngồi ở thảm, sản phụ tiếp họ dễ dàng. Người trong nhà thánh Anna còn chuẩn bị đủ thứ đồ khác nữa. Họ trang trí khắp nhà bằng những sợi kim tuyến, ngân tuyến. Không phải sự chuẩn bị chỉ nhắm riêng cho sản phụ, mà còn chẩun bị nhiều thứ cho kẻ khó, là những người vốn thường được nghĩ tới trong các dịp như vậy.

Đức Mẹ và một số phụ nữ ngồi ngay trên nền nhà, chung quanh một cái giường lớn, bên trên có để tấm mền rộng. Mọi người đang cùng nhau dùng chỉ màu đính những vật trang trí chiếc “mền sản phụ” ấy. Bà Thánh Anna xem ra rất bận rộn, lăng xăng đi khắp nhà, lúc khi tìm những cuộn len, khi lại tìm chỉ, đẻm phân phối và tiếp tế cho các nữ tì và phụ nữ đang cùng Đức Mẹ trang trí chiếc mền đặc biệt.

Theo dự tính, hôm nay Thánh Giuse đáng lý đã phải về tới Nazaret rồi, nhưng ông vẫn còn ở Giêrusalem. Ông dẫn đàn súc vật chọn làm tế-sinh lên Đền Thờ, nhưng không tới thẳng ngay, mà đi quá Giêrusalem chừng một phần tư dặm về phía Bê-Lem. Ông nhốt những con vật tế ấy vào một chổ, nhờ một bà góa già không con cái trông coi giùm. Bà lão thuộc lọai những người đạo đức, ai muốn nhở vả thế nào cũng sẵn lòng đáp ứng thỏa đáng.

Tiện đường tiện dịp, Thánh Giuse xuống luôn tới Bê-Lem, nhưng chỉ quanh quẩn trong thành, chứ chẳng ghé thăm nhà bà con, dù ở đây ông có rất đông bà con, bạn bè. Mục đích của ông ché Bê-Lem cốt để hỏi thăm tin tức về vụ kiểm kê dân số và thu thuế thân kỳ nầy ra sao, mà mọi người ai nấy đều phải thi hành tại nguyên quán của mình. Ông chưa có ý thi hành ngay việc đăng ký nầy, vì ông muốn đợi cho Đức Mẹ sinh nở êm thắm, trải hết thời gian kiêng cử luật định, lúc đó ông sẽ đưa Đức Bà từ Nazaret lên Đền Thờ dâng lễ thanh tẩy, rồi mới xuống Bê-lem thi hành việc đăng ký nhân khẩu và thuế bộ. Nhân tiện đến Bê-lem, ông cũng thăm luôn giá cả các lọai gỗ và đá, vì ông dự tính cất một căn nhà ngay tại Bê-Lem, sau đó đưa gia đình rời Nazaret về đây ở. Ông không thích ở tại Nazaret nữa. Chớp nhóang thăm hỏi mọi việc xong xuôi, từ Bê-l3m ông quay lại Giêrusalem, ghé vào nhà bà góa dắt mấy con vật tế thần, dẫn lên Đền Thờ giao nạp, rồi ngược đường trở về Nazaret.

Vào lối nửa đêm hôm nay, đang khi Thánh Giuse đi qua cánh đồng Khimki (Ghinim), chỉ còn cách Nazaret vào khỏang sáu dặm, bỗng một vị thiên-sứ hiện đến bảo ông phải tức tốc đưa Đức Mẹ rời Nazaret xuống Bê-lem, vì chính tại đó Đức Maria sẽ hạ sinh Con mình. Thiên sứ cũng kể ra những thứ Thánh Giuse nên mang theo trên đường đưa Đức Mẹ về Bê-lem: ông phải mang rất ít đồ đạc và tuyệt đối không được đem theo chiếc mền thêu nào cả. Ông phải kiếm một con lừa lớn cho Đức Maria cưỡi, lại phải có một con lừa cái nhỏ, mới một tuổi và chưa đẻ con;dọc đường cứ để con lừa con ấy chạy tung tăng tùy thích, và ông phải theo lối nó dẫn đi.

Cũng chiều hôm ấy, Thánh Anna cùng Đức Maria rời Zabulon về lại Nazaret. Hai Vị biết Thánh Giuse đã về tới nhà. Thánh Anna hòan tòan không biết việc Đức Maria phải đi Bê-lem ngay, mà chỉ cho rằng con gái mình sẽ sinh nở ở Nazaret hoặc tại nhà mình. Vì thế, bà đã cho mang về Nazaret rất nhiều thứ, y như đã được chuẩn bị cho việc Đức Maria sinh nở ở Zabulon vậy. Cũng ngay chiều hôm ấy, Thánh Giuse về tới nhà. Lập tức, ông trình bày cho Đức Maria và Thánh Anna biết chuyện xãy ra dọc đường và thuật rõ lệnh truyền của thiên sứ. Đức Maria liền cùng Thánh Giuse và mẹ mình quay lại nhà Thánh Anna ở Zabulon, để kịp chuẩn bị lên đường đi Bê-lem liền. Thánh Anna tỏ ra buồn sầu lo lắng lắm. Đức Mẹ thì trong lòng đã biết mình sẽ hạ sinh Quý Tử tại Bê-lem, nhưng vì đức khiêm-nhường, Người chẳng hề hé ra điều nầy với ai. Đức Mẹ hiểu điều đó qua những lời sứ ngôn về Đấng Cứu Thế. Người đã được học hỏi những điều nầy khi còn là trinh nữ nội trú trong Đền Thờ Giêrusalem; những phụ nữ thánh thiện là giáo sư tại Viện Trinh Nữ của Đền Thờ, đã giảng giải cho Đức Mẹ, và hằng cầu nguyện cho điều đó mau chóng thành hiện thực. Lòng khát khao tột độ của họ cầu moing cho Đấng Cứu Thế mau tới; họ gọi người cưu mang Ngài là Kẻ Có Phúc; họ khát khao được làm tôi đòi hèn mọn nhất trong những tôi tớ của Mẹ Đấng Cứu Nhân Lọai

Về phần mình, do đức khiêm cung, Mẹ Maria không khi nào tỏ lộ niềm vinh phúc nầy, lòng chỉ đinh ninh sẽ sinh Con mình tại Bê-lem, nên sau khi nghe Thánh Giuse thuật lệnh của thiên sứ, vừa quay lại nhà mẫu thân ở Zabulon, Đức Maria vội vã thu dọn hành trang, đơn giản, đúng theo lệnh truyền, để có thể khởi hành liền, dù thời tiết đang lúc khắc nghiệt, những cơn gió lạnh bất thần tràn về trên đường thiên lý băng đồn vuợt núi về Bê-lem, nhưng Đức Maria trong thâm tâm vẫn hoan hỹ vô chừng.

Hành Trình Bê-Lem

Rồi ngay chiều hôm ấy, đòan người gồm Đức Maria, Thánh Giuse, có Thánh Anna, cô bé Maria Cleophas và một đám gia nhân đi tiễn chân, rời nhà Thánh Anna lên đường đi Bê-lem. Đức Maria thì ngồi trên lưng một con lừa lớn và một con lừa lớn khác được dắt theo để thánh Anna cưỡi trở lại nhà, sau đọan đường tiễn biệt Con Gái mình. Đòan người rong ruổi suốt đêm không ngưng nghỉ. Sáng hôm sau, đòan người của Đức Bà và Thánh Giuse đã đi xa Nazaret được sáu dặm (mỗi dặm ở đây là 4 cây số); họ tới cánh đồng Ghinim, nơi Thánh Giuse nhận lệnh Thiên sứ mới đêm hôm kia. Ở đây Thánh Anna cũng có một cánh đồng cỏ rất lớn và cơ sở la liệt với đông đảo người nhà. Bọn người làm liền đi bắt một con lừa cái nhỏ một tuổi, để nó đi theo thánh-gia xuôi về Bê-lem. Đòan người nghỉ ngơi ở đây, rồi Thánh Giuse đưa Đức Mẹ tiếp tục lên đường, trong khi Thánh Anna nghỉ lại trại Ghinim, sau đó cưỡi lừa, đưa đưa cháu ngọai Maria Cléophas cùng bọn tùy tùnh quay trở lại Zabulon.

Đức Maria và Thánh Giuse lầm-lủi thư thả trên đường xuôi về Bê-lem. Hai Vị bỏ Ghinim sau lưng đã xa và đi vào con đường sơn đạo dẫn tới núi Gelboe. Thánh gia không vào thị thành nào cả, mà chỉ đi theo lối con lừa con dẫn đường. Con lừa nhỏ nầy cứ chạy theo những ngả ngang, tắt, chứ không đi theo đường chính dẫn qua các thị trấn. Vì thế, Thánh Gia đã đi băng qua ngả dẫn vào trang trại của Lazarô, tọa lạc không xa Ghinim bao nhiêu, mà cũng gần với xứ Samaria.

Người quản gia trang trại Lazarô đón tiếp Thánh gia rất nồng hậu, vì ông ta đã từng biết Đức Maria và Thánh Giuse trong một cuộc hành trình khác trước đây. Vả lại gia đình Thánh Giuse cũng như gia đình Thánh Anna vốn có đi lại với ông Lazarô rồi. Trang trại Lazarô trồng la liệt cây cối và có đường ngang lối dọc, lại tọa lạc trên một độ khá cao, từ đó có thể nhìn bao quát rộng rãi cả vùng xung quanh được rõ ràng. Cơ sở nầy do người cha để lại cho Lazarô. Sau nầy, khi bôn ba giảng đạo, Chúa Giêsu vẫn thường qua lại và nghỉ chân tại nơi đây.

Vợ chồng người quản gia hết sức niềm nở với Đức Maria: họ vô cùng bở ngỡ và lo ngại cho Đức Mẹ, phải trải qua một cuộc hành trình vất vả, trong khi lại ở cuối thời kỳ thai nghén như thế. Giá như cứ ở lại nhà Thánh Anna thì bình yên và bảo đảm biết bao!

Tiếp tục hành trình, Thánh Gia đã đi được nhiều dặm cách xa trang-trại Lazarô, dù ban đêm cũng vẫn không ngừng bước. Lúc nầy đang đêm, Thánh Gia tiến tới một ngọn núi chạy dọc theo một thung lũng lộng gió và giá rét, tuyết đã đóng trắng trên đầu ngọn cỏ. Đức Maria thấy giá lạnh nhiều, liền tỏ ý với Thánh Giuse nên ngừng lại, vì Người không còn chịu lạnh thêm được nữa. Đức Mẹ vừa đề nghị như thế, thì con lừa con đã ngừng ngay bên một gốc lão tùng gần đấy. Thánh Gia đã trú lạnh qua đêm dưới gốc cây tùng già ngàn năm tuổi nầy.

Loại tùng vạn niên nầy có một lịch sử đáng nhớ. Nó mọc nhiều ở rừng Moreh gần Sichem. Khi Abraham từ đất Canaan tới, ông đã thấy Thiên Chúa hiện ra ở đó, hứa ban cho ông dải đất phì nhiêu nầu. Ông đã lập bàn thờ dưới gốc cây vạn-niên-tùng để tạ ơn. Gia-cóp trước khi đi Betel để dâng lễ tạ ơn lên Thiên Chúa, đã chôn dầu dưới gốc vạn-niên-tùng từng thứ thờ cúng nhảm nhí của Liban và đồ tế nhuyển của gia đình mình. Josuê đã dựng nhà tạm bên gốc vạn-niên-tùng để đặt Hòm Bia Thánh và tập hợp dân chúng khỏi thờ dối trá. Cũng dưới gốc một vạn-niên-tùng, con trai của Gedéon là Abimelech đã được dân Sichem tôn vương.

Vẫn trên đường về Bê-lem, Thánh Gia tới một nông trại lớn, ở cách xa chổ cây vạn-niên-tùng chừng hai dặm. Bà chủ nông trại vắng nhà, ông chủ từ chối không tiếp Thánh Giuse, nói rằng ông nên đi tiếp xa hơn chút nữa, sẽ có chổ nghỉ. Đức Bà và Thánh Giuse đi thêm một quảng thì thấy con lừa con dẫn đường ở gần lều của những người mục-đồng, nên hai Vị cũng vào đó xin nghhỉ ngơi. Mấy chàng mục đồng lúc đó đang hì hục quét dọn lều, thấy khách lữ hành tới, đã tiếp đón Thánh Gia rất đàng hòang. Bọn họ nhường cho hai Vị mớ rơm khô để trải chổ nằm, chia cho mấy mảnh chiếu để nhóm lửa. Bọn mục đồng nầy trở về nông trại, thuật lại cho bà chủ phong thái đạo hạnh của Thánh Giuse và sự xinh đẹp thánh thiện tuyệt vời của Đức Mẹ, làm bà chủ nông trại nổi giận, quay sang phiền trách ông chồng đã bất nhân xua đuổi những lữ khách qúy hóa ấy. Rồi bà ta hối-hả chạy tới túp lều nơi Thánh Gia tá túc, nhưng không dám bước vào vì e thẹn, lại quay về trại kiếm một ít đồ ăn mang đến. (Nơi mà Thánh Gia đang dừng chân, chỉ mới cách Nazaret chừng mười hai dặm mà thôi. Địa điểm nầy nằm ở sườn phía Bắc một trái núi, ở gần biên giới xứ Samaria và Thébez. Về phía Đông địa điểm nầy, nằm bên kia sông Giođanô là Succoth; còn Ainon thì cũng ở phía đó, nhưng lui lui xuống giữa một chút; Salem cũng ở trong vùng đất nầy. Từ đây về Nazaret, theo đường chim bay cũng chỉ vào khỏang mười hai dặm mà thôi).

Chỉ một lát sau, bà chủ nông trại dẫn hai người con của bà tới lều Thánh Gia đang nghỉ chân;mẹ con họ đem theo đồ ăn thức uống. Bà ta chân thành cáo lỗi và tỏ ra rất xúc động nhìn thấy hòan cảnh của Thánh Gia đang trải qua. Khi Đức Bà và Thánh Giuse vừa dùng bửa xong và đang nghỉ ngơi, thì ông chủ nông trại cũng tới. Ông ta xin lỗi Thánh Giuse vì đã khước từ không đón tiếp Người tại nhà mình. Ông ta khuyên Thánh Gia tiếp tục đi lên đỉnh núi, chỉ chừng một dặm đường nữa mà thôi, thì sẽ gặp được chổ trọ tốt trước khi trời tối. Thánh Gia có thể nghỉ ngơi ở đó trong ngày Sabbat. Nghe vậy, Thánh Giuse liền tức khắc đưa Đức Mẹ lên đường cho kịp. Hai Vị tiếp tục leo con đường dốc, lên tới đỉnh núi. Tới nơi quả thấy một quán trọ bề ngòai xem ra khá khang trang, gồm nhiều ngôi nhà cất trên một khỏang đất phẳng, chung quanh khu quán trọ có vườn và cây cối bao bọc, có cả những cây hoa thơm. Quán nầy vẫn còn nằm về hướng Bắc của quả núi.

Tới gần quán trọ, Đức Maria liền xuống lừa và đi bộ, Thánh Giuse dắt con vật đi theo. Vào tới chổ chủ quán, Thánh Giuse xin cho gia đình vào trú trọ, nhưng bị từ chối vì quán đã hết chổ. Bà vợ chủ quán nghe chồng từ chối, liền chạy đến. Đức Maria chào và nhũa nhặn trình bày ý định xin trọ, làm cho bà ta rất cảm động, cà đến ông chồng chủ quán cũng không sao từ chối được nữa. Vợ chồng ông liền dọn cho Thánh Gia một chổ trú tại căn lều gần đó, rồi dẫn lừa vào chuồng. Con lừa con chạy biệt tăm ở đâu không biết. Những khi Thánh Gia dừng chân ở một nơi nào đó, thì nó biến đi luôn, cho đến khi lên đường là nó lại xuất hiện.

Thánh Giuse thắp ngọn đèn cho sáng, rồi Người và Đức Trinh Nữ cùng nhau cầu nguyện hết sức sốt sắng, chiếu theo lề luật giữ ngày Sabbat của người Do-Thái. Suốt ngày hôm sau, Thánh Gia nghỉ lễ tại căn lều trong khu quán trọ. Lúc nào Hai Vị cũng cầu nguyện chung. Người phụ nữ phục dịch trong quán thường đem ba đứa con của bà tới ngồi gần Đức Bà. Bà vợ chủ quán cũng dắt hai đứa con của mình đến thăm Thánh Gia. Họ ngồi cạnh Đức Mẹ với vẻ hết sức thân ái và tỏ ra vô cùng xúc động trước đức khiêm-nhường và sự khôn ngoan của Đức Bà. Đức Maria thì chuyện trò với mấy đứa nhỏ. Người dạy dỗ chúng nhiều điều. Bọn trẻ có mang theo những cuộn kinh da bò nho nhỏ. Đức Mẹ bảo chúng đọc lên, rồi Người giải thích cho chúng nghe. Đứa nào cũng hết sức chăm chú theo lời giảng giải, đến nỗi không đứa nào dám chớp mắt. Nhìn thấy cảnh ấy đã xúc động, nhưng nghe những lời giảng giải thì còn xúc động hơn nữa.

Vào khoảng sau trưa, Thánh Giuse ra ngoài vườn đi dạo với người chủ quán. Ông ta dẫn thánh nhân xem vườn tược và đồng áng, trình bày, giải thích rất ngon lành. Trong ngày sabbat, người Do Thái đạo đức xưa vốn có thói quen làm như vậy.

Thánh Gia nghỉ lại khu quán trọ thêm một đêm nữa, rồi mới lên đường. Mọi người trong quán đều nhất lọat tiếp đãi hai Vị khách qúy, nhất là riêng Đức Maria, một cách nồng hậu vô cùng. Họ nài xin Thánh Gia ở lại thêm với họ vài ngày nữa. Họ dọn sẵn một căn phòng khang trang để xin Thánh Gia ở. Bà chủ quán tỏ lòng nhiệt thành tột độ và ước ao đưỡc dăn sóc hết mình cho Đức Bà. Nhưng Thánh Gia cám ơn và nhẹ nhàng khéo lèo từ chối, để lên đường. Hai Vị theo ngả Đông-Nam ngọn núi đi xuống một vùng thung lũng. Càng đi, Hai Vị càng xa dần xứ Samaria là vùng họ va đi qua. Khi đi xuống, nhìn về phía núi Garizim, hai Vị đã có thể thấy Đền Thờ. Vì tọa lạc trên núi, Đền Thờ có thể nhìn thấy từ rất xa. Trên mái Đền Thờ, dưới ánh mặt trời, những hình sư tử và các giống vật khác hiện lên khá rõ ràng.

Ngày hôm nay Thánh Gia đi được khỏang sáu dặm nữa. Buổi chiều, hai Vị vào tới một vùng đồng bằng tọa lạc chừng một dặm về phía Đông Nam Sichem. Thánh Gia vào một ngôi nhà khá lớn của một người làm nghề nuôi chiên và được tiếp đón niềm nở. Người chủ nhà làm quản lý trông coi cây cối, đồng áng của một điền chủ cự phú cư ngụ ở tỉnh khác. Ngôi nhà mà Thánh Gia vào không hòan tòan nằm trên đất bằng, nhưng lại cắt ở sườn đất dốc. Khu đồng bằng nầy xem ra phì nhiêu hơn những vùng đất Thánh Gia đã đi qua, vì ở đây thế đất hứng được trọn ánh mặt trời. Từ đây tới Bê-lem, còn nhiều nhà người chăn cừu khác, giống như nhà nầy, nằm rải rác trong các thung lũng.

Sau nầy nhiều gia nhân tùy tùng của ba Vua tới thờ lạy Chúa Giêsu, không theo nhà vua trở về bản hương, mà ở lại đây, lấy vợ người địa phương. Trong số nầy có một gia đình có người con trai bị bệnh nặng, được Chúa Giêsu chữa khỏi trong thời gian năm thứ nhì khi Chúa ra giảng đạo, sau lúc Chúa giảng dạy người phụ nữ Samaria bên bờ giếng. Người con trai ấy chính là con cháu của người chủ nhà hôm nay đón tiếp Thánh Gia. Chữa khỏi người con trai đó, Chúa Giêsu đã mang anh ta và hai người bạn của anh nầy theo, cùng Chúa đi tới tận Arabiamsau khi Lazarô qua đời. Chàng thanh niên nầy sau trở thành môn đệ của Chúa và khi đi giảng dạy, nhiều lần Chúa Giêsu ghé lại đây. Trong nhà nầy có nhiều trẻ nhỏ, trước khi lên đường, Thánh Giuse cho gọi các cháu lại, chúc lành cho chúng rồi mới khởi hành.

Hành Trình Tiếp Tục

Hôm nay Thánh Gia đi tới khúc đường dễ đi hơn nhiều, nên lâu lâu Đức Maria bỏ lừa xuống rông bộ cho đỡ cuồng cẳng. Thánh Gia gặp những chổ ngừng nghỉ tiện nghi nhiều hơn, nên hai vị cũng bớt mệt nhọc phần nào. Thánh Gia có mang theo mình những tấm bánh nho nhỏ và bình nước để giải khát cho thêm sức. Dọc đường gặp cây rừng có trái ăn được, Hai Vị cũng ngừng chân hái dùng và để dành ăn dần.

Trên lưng lừa Đức Maria ngồi trốc một tấm thảm nệm mỏng đủ êm, có hai bàn đạp thõng hai bên hông lừa cho Người để chân cho đỡ mỏi. Đức Mẹ ngồi quay mặt về một phía, nhưng thỉnh thỏang lại đổi thế cho đỡ mỏi lưng mỏi mắt. Truyện ưu tiên thánh Giuse làm mỗi khi tới một chổ nghĩ, là tìm ngay một nơi để Đức Mẹ có thể ngồi thư giãn dễ dàng cho bớt nhọc mệt. Hai Vị thường tìm chổ rửa chân; dọc đường họ rửa chân rất nhiều lần.

Khi Thánh Gia vào tới một căn nhà nằm cô quạnh bên đường, thì trời đã tối. Thánh Giuse gõ cửa xin trọ đêm, nhưng chủ nhà không muốn mở cửa đón tiếp. Thánh Giuse phải mau mắn trình bày tình trạng Đức Maria, để xin được tá túc, vì Đức Mẹ không thể tiếp tục đi xa hơn nữa. Hai vị xin trọ rồi sẽ trả tiền chu đáo, chẳng dám trú không. Nghe trình bày, người chủ nhà cục cằn thô lỗ nói nhà anh ta không phải là quán trọ, anh ta muốn được yên, đừng gõ cửa nhà anh ta và cũng đừng làm phiền đến anh ta như thế nữa. Không thèm hé cửa, anh ta từ trong nhà nói vọng qua vách phên. Hai vị không tìm được chổ trọ, lại tiếp tục lên đường. Đi một quảng hai Vị gặp một cái nhà trống, thấy con lừa con đang nằm gần đó, liền ghé vào.

Thánh Giuse đánh lửa, thắp đèn và lập tức tìm cách dọn một cái ổ rơm tạm cho Đức Mẹ nghỉ ngơi. Ông ra ngòai dắt cả hai con lừa vào nhà, tìm cỏ cho chúng ăn, rồi Hai Vị cùng nhau cầu nguyện, sau đó nghỉ đêm.

Tính ra từ nơi trọ trước đến đây, Thánh Giuse cũng đã đi được chừng sáu dặm đường. Từ Nazaret tới đây xa chừng hai mươi sáu dặm;chỉ còn chừng mươi dặm nữa là tới Giêrusalem. Từ khi ra đi, Hai Vị không hề theo đường cái, chỉ lần theo những lối đi nhỏ nối từ sông Giođanô tới Samarie; từ Samarie, những lối đi nhỏ ấy nối vào quan lộ chính dẫn tới Syria và Ai cập. Những nẻo đường ngang hai Vị đã đi, đều nhỏ hẹp, chạy trong vùng sơn cước, gập ghềnh khó đi, nhưng con lừa lớn lại thủng thẳng bước những bước rất vững chãi, nên không làm cho Đức Mẹ bị mệt và gặp nguy hiểm nào. Chốn trọ bây giờ của Thánh Gia là căn nhà hoang trống trải vô chủ, nằm trên khỏanh đất bằng phẳng hẳn hoi.

Sáng tinh mơ hôm sau Thánh Gia đã ra đi tiếp. Đường đi có vẻ từ từ lên dốc một chút, nhưng trực chỉ Giêrusalem. Chổ trú đêm vừa qua thuộc vùng biên giới Samarie và xứ Juđêa. Trong đọan hành trình nầy, hai Vị còn bị một lần khước từ không cho nghỉ trọ nữa, mới hết gian lao.

Khi Thánh Gia đi tới còn cách mấy dặm về phía Đông Bắc Bêtania, thì Đức Mẹ lên cơn mệt bất tử, muốn ăn uống chút gì và cần nơi nghỉ ngơi. Thánh Giuse liền cho lừa rẽ ngang lối khác, đi chừng nửa dặm thì tới một chỗ có cây vả rất đẹp, thường nặng chĩu những trái;nơi đây người ta đặt nhiều chiếc ghế dài, để ai cũng có thể nghỉ ngơi được. Thánh Giuse từng biết rõ nơi đây, vì đã ghé nhiều lần trong những hành trình trước. Nhưng lần nầy, khi hai Vị tới nơi, thì cây vả trơ trụi không một trái nào, làm cho Thánh Gia buồn bã. Sau nầy, Chúa Giêsu gặp lại chính cây vả nầy, lúc đó cũng chỉ trổ đầy lá, mà chẳng có một trái nào, nên Ngài quở nó và nó bị chết đứng.

Từ chỗ cây vả, Thánh Gia tới một căn nhà. Chủ nhà đối xử rất hỗn xược với Thánh Giuse khi Người khiêm tốn tỏ ý xin trọ. Người chủ nhà giơ đèn soi quan sát Đức maria, rồi cằn nhằn thánh Giuse tại sao lại mang tới nhà anh ta một phụ nữ quá trẻ mà bụng mang dạ chữa như thế. Giữa lúc đó, vợ chủ nhà nghe chồng to tiếng liền bước tới. Bà ta động lòng thương mến Đức Maria, lập tức mời hai Vị vào nhà, dọn cho Đức Mẹ một căn phòng khang trang sạch sẽ và mang tới cho Người mấy chiếc bánh nho nhỏ, để Đức Mẹ đỡ lòng. Lúc đó người chồng mới tỏ ra hối hận về cử chỉ và ngôn ngữ thô lỗ của mình.

Sau lần nầy, trên đường đi, Thánh Gia còn trọ một lần nữa tại nhà một phụ nữ trẻ, làm nghề giao dịch buôn bán. Thánh Gia tuy được ghé trọ, nhưng chẳng được đối xử đẹp đẽ là bao. Họ bỏ mặc hai Vị chẳng ngó ngàng gì tới. Họ không phải là những người làm nghề chăn chiên cứu, tính tình đơn sơ chất phác, mà là lọai nhà giàu ở thôn quê, quanh năm bận rộn với công việc làm ăn, với giao dịch mặc cả.

Sau nầy, khi đã chịu phép rửa rồi, Chúa Giêsu cũng có lần ché nhà nầy, được họ chỉ căn phòng khi xưa Đức Mẹ đã tạm nghỉ qua đêm. Có thể chủ nhà muốn cầu lợi và mong được thân cận với Chúa, vì họ nghe đồn Người đã làm nhiều phép lạ.

Càng về cuối hành trình, Thánh Giuse càng lo liệu thêm chỗ nghỉ, vì Đức Maria ngày càng tỏ ra mệt mỏi thêm. Thánh Gia cứ theo lối do con lừa nhỏ đu trước dẫn đường và vòng quanh phía Đông thành Giêrusalem, lâu mất một ngày rưỡi đường. Trên nẻo nầy, Thánh Gia đi qua những cánh đồng cỏ trước kia thuộc sở hữu của thân phụ Thánh Giuse, nên Ngài rất quen thuộc ngả nầy và biết sẽ phải băng qua vùng sa mạc nằm ở phía sau Thành Bêtania. Từ đó Thánh Gia sẽ tới Bêlem trong sáu giờ đi nữa, nhưng nẻo đi nầy khá gập ghềnh và khó đi mùa nầy. Tuy nhiên Hai Vị vẫn cứ theo con lừa nhỏ mà đi.

Hôm nay, vào giữa ban ngày, Đức Bà và Thánh Giuse vào nhà một người chủ trại chăn cừu. Nhà nầy rất lớn, tọa lạc chừng ba dặm cách xa nơi Thánh Gioan làm phép rửa trên sông Giođanô và cách Bêlem chừng bảy dặm đường. Nơi đây ba chục năm sau, chính Chúa Giêsu cũng nghỉ qua đêm, rồi ngày hôm sau Người đến gặp Thánh Gioan Tiền Hô lần đầu, kể từ sau khi Chúa chịu phép rửa. Cơ sở nầy to rộng. Gần ngôi nhà ở to lớn, có một cái trại xếp đủ các lọai nông cụ. Ngòai sân có cái giếng, chung quanh thiết trí nhiều phòng tắm, có đường ống dẫn nước từ giếng chảy vào. Chủ nhà tất phải là một phú ông giàu có lắm, tài sản rất nhiều. Kẻ ăn người làm đông đảo, đi lại nhộn nhịp, ăn uống ồn ào.

Chủ nhà đón tiếp Thánh Gia rất thân thiện, tỏ ra là người hay giúp đỡ kẻ khác. Ông ta sai người dẫn hai Vị tới một căn phòng đầy tiện nghi, và sai người săn sóc con lừa Đức Mẹ cưỡi. Một người nô tài trong nhà rửa chân cho thánh Giuse tại gần cái giếng giữa sân, và mang áo quần mới đến cho Ngài thay. Một thị tì cũng vâng lệnh chủ tới phục dịch Đức Mẹ như thế. Hai Vị dùng bữa trong nhà nầy và nghỉ tại đây.

Bà chủ nhà có tính kỳ lạ, thấy khách tới chỉ ở lì trong phòng, không ló mặt ra ngòai. Thấy Đức Mẹ vừa trẻ vừa đẹp lạ lùng, lại mang thai sắp sinh, bà ta đâm sợ, vả lại lúc vào nhà Thánh Gia không lưu ý tìm chào hỏi bà ta, nên bà tìm cách tiễn khéo hai Vị, muốn Thánh Gia phải ra đi vào sáng hôm sau. Ba thập niên sau, chính người nầy là người phụ nữa vừa bị mù, vừa còng lưng, đã được Chúa Giêsu chữa cho khỏi cả, sau khi giảng giải cho bà ta hiểều về tính phách lối, đố kỵ và tật không muốn khách lạ viếng nhà.

Trưa hôm sau, Thánh Gia rời nhà nông giàu có nầy, lên đường về Bêlem. Có mấy người trong nhà theo tiễn chân hai Vị một quãng đường. Đi được chừng hai dặm, lúc ấy về chiều, hai Vị tới một địa điểm có con đường lớn băng ngang. Hai bên đường lớn nầy là nhà cửa san sát, nhà nào cũng có vườn tược, sân bãi. Thánh Giuse có nhiều bà con cư ngụ tại khu nầy. Dường như họ là những người thuộc hàng con riêng của ông dượng hoặc dì ghẻ gì đó. Ai nầy đều có nhà cửa đàng hòang hẳn hoi. Hai Vị chỉ đi ngang mà không ghé. Quá chổ đó chừng nửa dặm, hai Vị quay sang phía tay phải, hướng về Giêrusalem, đi tới một nhà trọ lớn. Trong sân nhà trọ có cái giếng bắt nhiều vòi nước dẫn đi các nơi. Trong nhà trọ có đông đảo người tụ họp. Họ đang cử hành một đám tang.

Bên trong tòa nhà chính thiết trí một lò sưởi, có ống dẫn khói lên khỏi mái nhà;những tấm ngăn để phân phòng nhỏ đều được dỡ đi gần hết, nên một phần ngôi nhà trở thành một phòng rộng mênh mông. Phía sau lò sưởi, treo những bức trướng đen, trước các bức trướng ấy có kê một cái gì đó, trông giống như chiếc quan tài, cũng phủ vải đen. Nhiều người tụ họp tại đó cùng nhau cầu nguyện; ai nấy đều vận áo dài đen bên trong, ngòai mặc thêm áo trắng cộc hơn. Một vài người cò đeo lủng lẳng ở cánh tay tấm khăn đen có tua, có lẽ họ là những thầy tư tế tới giúp đám.

Phụ nữ thì tụ họp trong một phòng khác nhỏ hơn, ai nấy vận quần áo che kín mít hòan tòan cả người. Họ ngồi trên những chiếc đương thật thấp và khóc lóc ỉ ôi.

Dù bận rộn đám tang, những viên quản lý nhà trọ vẫn lưu ý tới khách ra vào, chỉ đường cho những khách mới tới. Bọn gia nhân thì phục dịch khách rất nồng nhiệt và chu đáo. Khách trọ được dọn chỗ ngụ riêng biệt từng người, mỗi người trong một khỏang, giống như một phòng riêng, nhưng bốn bề không phải phên vách, mà là những chiếc chiếu treo, thay cho những tấm màn vải. Thiết trí như thế, nhà trọ coi giống như một chiếc lều vải lớn vậy.

Đức Bà và Thánh Giuse cũng ngụ trong những phòng vây chiếu như thế. Có nhiều người nhà hiếu tìm tới thăm Thánh Gia, chuyện trò thân mật với hai Vị. Khi tới thăm Thánh Gia, những người đó đã cởi chiếc áo trắng cộc bên ngòai ra rồi. Khách khứa vãn, hai Vị dùng một chút của ăn, rồi cùng cầu nguyện chung, sau đó đi nghỉ.

Ngày hôm sau, vào lối giữa trưa, Đức Bà và Thánh Giuse rời quán trọ lên đường xuống Bêlem, chỉ cách đó chừng ba dặm mà thôi. Bà chủ quán trọ tha thiết mời hai Vị nán lại, vì bà cho là Đức Maria đã tới thời điểm có thể lâm bồn bất cứ lúc nào. Đức Maria đáp, sau khi đã buông tấm voan che mặt xuống, rằng mình còn phải đợi thêm ba mươi sáu giờ nữa mới sinh. Tại sao Đức Mẹ lại nói ba mươi sáu, mà không nói ba mươi tám giờ? Không ai hiểu được điều nầy ngòai Người. Bà chủ quán giữ hai Vị ở lâu, không phải nghỉ ở quán trọ, mà sẽ nghỉ ở một ngôi nhà khác. Trước khi ra đi, Thánh Giuse giải thích với ông chủ quán về hai con lừa của mình. Vợ chồng chủ quán nói cho Thánh Giuse biết sự khó kiếm chổ trọ tại Bêlem lúc nầy, nhưng Thánh Giuse đáp: ông có nhiều bạn bè và bà con họ hàng ở đó, hy vọng sẽ được tiếp đón hẳn hoi. Dọc đường Thánh Giuse còn nói lại với Đức Maria, rằng chắc chắn hai Vị sẽ được tiếp đón khi tới Bêlem, và hẳn sẽ có nơi trú ngụ ấm cúng. Nhưng ai học được chữ ngờ!

Thánh Gia Tới Thành Bê-lem

Đường từ quán trọ tới Bêlem, như đã nói, xa chừng ba dặm. Hai Vị không trực chỉ, mà đi vòng về hướng Bắc và vào thành qua lối cửa phía Tây. Thánh Gia nghỉ chân bên một gốc cây ở vệ đường. Đức Maria xuống lừa. Người chỉnh đốn lại áo quần cho ngay ngắn, rồi hai Vị cùng tiến tới một tòa nhà rất lớn, nằm giữa những ngôi nhà nhỏ trong một khu có sân rộng. Thánh Gia tới Bêlem sớm hơn ít phút theo dự trù.

Đã có nhiều người tới trước, họ dựng lều la liệt dưới gốc cây, vì khu đó trồng rất nhiều cây cối. Khu dinh thự nầy là khu nhà xưa của gia đình Vua David, trước kia thân phụ Thánh Giuse cũng từng sở hữu một phần. Ngày nay một số người trong dòng họ vần còn trú ngụ tại khu đó. Họ độc chiếm, xử với Thánh Giuse như người ngòai, không muốn công nhận ông bao giờ hết.

Ngay lúc nầy, tòa dinh thự chính được dùng làm văn phòng thu thuế của nhà nước La Mã.

Thánh Giuse, tay dắt lừa, cùng Đức Maria tiến vào khu văn phòng đăng ký nhân khẩu và thuế vụ. Hết thảy những ai tới đăng ký và khai thuế đều được cấp một giấy chứng nhận, ai không có giấy chứng nhận, không được nhập thành Bêlem.

Lúc nầy con lừa con không thấy quanh quẩn bên Thánh Gia. Nó chạy lung tung vòng quanh thành và chạy nhảy ở thung lũng nhỏ ngòai thành. Thánh Giuse vào tòa nhà lớn, còn Đức Mẹ lại vào một ngôi nhà nhỏ ở trong sân, cùng với những phụ nữ khác. Những người đàn bà ấy đối xử rất tử tế với Đức Bà, lấy phần ăn biếu Người. Họ là những kẻ nấu bếp cho binh lính La-Mã đóng trong khu ấy.

Trời hôm nay khá đẹp, không còn lạnh lẽo; ánh thái dương rực rỡ dọi trên rặng núi nằm giữa Giêrusalem và Bêtania. Từ Bêlem nhìn về khu đó, cảnh trí mới đẹp làm sao! Thánh Giuse vào một căn phòng lớn của dinh thự. Người phụ trách hỏi ông là ai, rồi truy tầm trong những cuộn hồ sơ, có nhiều cuộn treo sẵn trên tường. Tên tuổi Thánh Giuse được tìm ra; người ta đọc lai-lịch dòng họ của ông và cả của Đức Maria nữa. Thánh Giuse đâu ngờ, chính ông và Thánh Gioakim đều là miêu duệ trực hệ dòng Vua David. Người phụ trách văn phòng hỏi thánh Giuse rằng Đức Maria hiện ở đâu?

Trước đây bảy năm, người ta đã thường xuyên bổ thuế cho người xứ nầy, từng xãy ra những truyện mất trật tự và nhầm lẫn. Lần thu thuế nầy bắt đầu thi hành từ vài tháng nay, thể lệ không giống như bảy năm trước, là được trả dần trong bảy năm cho đến hết thì thôi. Lần nầy người thu thuế chỉ được phép nạp thuế hai kỳ cho xong, không được kéo dài suốt bảy năm như trước đây nữa.

Đồi với việc nạp thuế, Thánh Giuse có phần chậm trễ, nhưng người ta chẳng những không hoạnh họe, mà còn đối xử hết sức tử tế. Hôm nay tới đăng ký, nhưng ông chưa nạp được thuế, người phụ trách hỏi về tình trạng tài chính và tình hình sinh sống của ông. Ông cứ thực tình trả lời: ông không có vốn liếng tài sản gì, chỉ sống độ nhật bằng nghề thợ mộc, thỉnh thỏang được nhà mẹ vợ giúp đỡ thêm ít nhiều, thế thôi!

Trong tòa nhà có rất đông ngừơi làm việc. Những phòng trên lầu là viên chức và quân nhân người La Mã. Cũng có cả những người Phariêu, Sađốc các thầy tư tế, một số thầy thông giáo và viên chức, gồm cả ngừơi Do-Thái và La Mã. Đó là một cơ quan hỗn hợp mà ở Giêrusalem không có thứ Uũy ban nào như thế cả, nhưng trên đất Palestine đương thời thì chổ nào cũng có thứ văn phòng nầy. Nhà cầm quyền La Mã đã thiềt lập Phòng thu thuế như thế ở Magdalum, gần hồ Génésareth để dân vùng Galilée có thể tới đó đăng ký nạp thuế. Ở Sidon cũng có một phòng thuế như vậy. Chỉ có những người cùng đinh không lợi tức, không tài sản để nạp thuế liền, mới phải về sinh quán khai thuế mà thôi.

Theo lệnh trên, thuế thu kỳ nầy ở Palestine xong, ba tháng sau sẽ được chia làm ba phần: một phần dành cho Vua Augustus, Vua Hêrôđê và một số vị hòang tử cư ngụ gần Ai cập;phần thứ hai dùng vào việc xây cất Đền Thờ;phần sau cùng dùng cứu trợ bà góa và kẻ nghèo xưa nay chưa hề được trợ cấp gì. Nhà cầm quyền đã đưa ra những lý do trời đất để vét mồ hôi nước mắt của dân, tập trung vào tay những kẻ quyền uy.

Trường hợp thánh Giuse được giải quyết xong, Đức Maria được mời tới trước mặt một số thầy thông giáo. Bọn họ không làm giấy tờ gì, mà quay sang nói với Thánh Giuse rằng ông không cần dẫn thêm người phối ngẫu của mình đến khai thuế. Chúng ta vẽ giễu cợt, vì thấy Đức Maria còn quá trẻ lại hết sức xinh đẹp. Thánh Giuse thấy vậy cũng không được vui lòng.

Tìm Không Ra Chỗ Trọ

Ở phòng khai thuế ra, Hai Vị tiến vào thành Bê-lem. Nhà cửa trong thành tuy nhiều, nhưng nhà nhà làm cách nhau khá xa, để chừa những khỏang đất trống rộng lớn. Vào tới đầu một con phố, Đức Maria im lặng đứng chờ cạnh con lừa, một mình Thánh Giuse hối hả đi tìm chỗ trú. Ông vào ngay những ngôi nhà ở đầu phố, nhưng chẳng nhà nào có chỗ. Nhà nào cũng tòan là dân lạ, mới tới khai thuế và ngụ tạm trong thành. Ngòai đường phố, dân chúng còn đi lại khá tấp nập. Thánh Giuse bôn ba suốt con phố, nhưng vẫn chẳng tìm ra được nơi trú trọ.

Không sục sạo ra nơi ở tạm, thánh Giuse vội vã quay lại gặp Đức Bà. Ông nắm dây cương đát con lừa, thư thả đưa Đức Mẹ đi sang một con phố khác. Đức Maria lại một mình đứng bên con lừa, để thánh Giuse hối hả đi tìm nhà trọ, nhưng cũng vẫn không thể tìm được nơi tạm trú. Ông buồn bã quay lại chỗ Đức Mẹ đứng, rồi hai Vị lại đi tới một phố khác, rồi một con phố khác …Cứ thế hai Người đi khắp nội thành Bê-lem, mà chẳng ai thèm chứa! …

Chán nản, Hai Vị liền rời phố xá rộng rãi, lần vào một con đường nho nhỏ, nhà cửa thưa thơt và có vẻ như dẫn ra ngòai thành. Ở đây vẫn không thể tìm ra chỗ trọ. Hai Vị liền tiếp tục tiến về phía hông thành, nơi đây nhà cửa càng thưa thớt hơn. Cuối cùng tới một khỏang đất trống rất rộng, giống như một cánh đồng hoang nằm giữa tỉnh thành vậy. Tại đạy có những cái trại hoang đổ nát, ở gần một cây rất lớn, trông giống như cây bồ đề, thân cây trơn láng, cành mọc tỏa ngang, giống như một cái mái kết quanh thân cây vậy.

Thánh Giuse đưa Đức Mẹ lại dưới cây ấy. Ngài lấy những gói đồ mang theo, xếp dưới gốc cây làm thành chổ ngồi có chút tiện nghi, để Đức Maria tạm nghỉ trong khi Ngài tiếp tục đi tìm chổ trú khá hơn. Thánh Giuse tìm tới những nhà ở xa chung quanh. Con lừa im lặng nằm phục gần Đức Mẹ và quay đầu về phía gốc cây bồ đề.

Thoạt đầu, Đức Mẹ còn đứng tựa vào gốc cây, nhìn theo hướng Thánh Giuse đã đi khuất. Chiếc áo dài trắng bằng len của Người, không có thắt lưng, chảy xuống sát đất làm thành những nếp gấp rất tư nhiên và mỹ thuật. Đức Mẹ phủ trên đầu một chiếc khăn thưa rộng mầu trắng. Trong phục sức đơn sơ, tao nhã, Đức Maria như một tiên nữa trầm tư bên rừng, khiến người đi ngang qua, ai cũng phải nhìn ngắm. Nào họ có biết người thiếu nữ phong thái thần tiên ấy chính là Mẹ Thiên Chúa, mà Ngôi Hai Nhập Thể đang ngự trong cung lòng Người.

Đức Mẹ nhẫn nại, khiêm cung và chịu đựng biết nhường nào! Hẳn còn phải chờ lâu Thánh Giuse mới có thể tìm ra nơi trọ và trở lại báo tin, để cho bớt mệt, Người thư thả ngồi xuống chổ ghế tạm, mà Thánh Giuse đã xếp dưới gốc cây. Người chắp tay lại, để trước ngực và cúi đầu thì thầm cầu nguyện.

Thánh Giuse buồn bã trở về chỗ cây bồ đề, nói cho Đức Mẹ hay ông không sao tìm ra chổ trọ. Đám bạn bè quen biết mà ông tìm tới, chẳng ai muốn nhận ông. Thánh Giuse vừa nói vừa khóc, đến nỗi Đức Mẹ phải khuyên dỗ ông. Dù ấm ức, thánh Giuse lại ra đi tiếp tục tìm nơi trọ. Ông vẫn ghé từng nhà, từng nhà, nài nỉ hết lời, nhưng thất vọng vẫn là thất vọng.

Trời chiều ngày một đổ tới. Bóng đêm đã lấp ló đâu đây. Chỗ cây bồ đề vốn quạnh hiu hoang vắng, chiều muộn lại càng cô tịch hơn nhiều. Người qua kẻ lại thưa thớt dần, nhưng thỉnh thỏang vẫn còn kẻ vội vã đi qua. Có kẻ lấy làm ngạc nhiên vì trời sắp tối, mà ở nơi hoang tịch nầy lại còn có người ngồi dưới gốc cây, lặng lẽ một mình. . !? Không thể dẹp tính tò mò, họ phải ngừng bước, đứng từ xa quan sát Đức Maria. Có kẻ tò mò hơn, tới gần hỏi cho biết Người là ai, mà thân gái một mình ngồi mãi dưới gốc bồ đề ở nơi hoang tịch như thế, trong khi trời đã tối.

Sau cùng Thánh Giuse lại trở về bên Đức Bà. Ông rất bối rối vì chưa tìm đưực nơi trú trọ. Ông rụt rè chậm bước, không dám tiến lại gần Người. Nhưng rồi Ông cũng phải lên tiếng trong buồn bã, nói cho Người biết cái công cốc của mình. Sau cùng ông nói rằng Ông biết phía trước thành Bê-lem rất có thể tìm ra được nơi tạm trú, nơi đó bọn mục đồng thường ở khi chúng dẫn đàn cừu tới thả cỏ ở cánh đồng bên ngòai thành Bê-lem. Thánh Giuse từ hồi còn thanh niên đã biết rõ nơi nầy. Khi bị anh em trong nhà tạo phản, ông thường tìm ra chỗ đó để tránh vạ và cầu nguyện một mình.

Dĩ nhiên không còn cách nào hơn, Đức Bà liền cùng Thánh Giuse thu dọn, dắt lừa đi về phía Đông thành, lần theo một lối mòn hoang vắng quẹo sang tay trái. Đường đi na ná như con đường dọc theo dãy tường đổ nát của một ngôi tiểu cổ thành hoang tàn. Thọat tiên, con đường lên dốc một quãng, rồi đổ xuôi như sườn đồi, chỉ đi chừng mấy phút là tới mạn Đông thành Bê-lem, nơi nầy nằm ngay phía trước mặt địa điểm Thánh Gia muốn kiếm. Đó là một con đồi, có những hàng tùng bá mọc bên sườn, cây nào cành lá cũng xum xuê xanh biếc. Giữa rặng tùng bá, xen những cây lá nhỏ như lá cây hòang-dương.

Quang Cảnh Hang Bê-lem

Ngọn đồi mọc những rặng tùng bá và hòang dương, có con đường mòn vòng quanh, dẫn tới cánh đồng cọ bọn mục đồng quen thả cừu, đã mờ mờ trong sương chiều.

Nằm về phía cực Nam của ngọn đồi, biệt lập hẳn với những hang động khác, là cái hang thánh Giuse từng năng tới tránh nạn và cầu nguyện; chính hang nầy ông muốn đưa Đức Mẹ tới tạm trú qua đêm. Từ đây trở đi, chúng ta gọi hang nầy là “Hang Bê-Lem”.

Cửa hang Bê-Lem quay về hướng Tây, khởi vào hơi hẹp, nhưng vào bên trong hang lại phình ra, thành một gian phòng kín đáo, ấm áp, khá rộng rãi. Gian thạch thất nầy một phía hình tròn, phía kia hình tam gíac. Hang nằm ở sườn phía Đông ngọn đồi. Nó vốn thuộc lọai hang động thiên nhiên. Nhưng ở phía Nam bên ngòai hang, sát với đường mòn bao quanh đồi dẫn tới đồng cỏ, người ta có đục đẽo và xây sửa thô sơ một chút để bớt vướng lối đi. Từ phía Nam nầy, Hang Bêlem còn có một cửa vào thứ hai nữa, nhưng cửa nầy thường hay lấp kín, thánh Giuse khi xưa đã phải mở ra để tiện đi lại. Do phía cửa thứ hai đi ra, về phía tay trái, lại gặp một cử khác, dẫn vào khúc hang chật chội, rất khó đi và ăn sâu mãi xuống, làm thành cái động ngầm bên dưới Hang Bêlem. Như thế, Hang Bêlem là tầng trên, còn hàng nầy là tầng dưới, nhưng hai tầng không thể thông được với nhau. Đứng ở cửa Hàng Bêlem có thể nhìn thấy mặt trời lạn và nhấp nhô những nóc nhà trong thành Bêlem.

Chúa Giêsu đã giáng sinh trong hang nầy. Sau khi chịu phép rửa, có lần Người trở về Hang Bêlem và mừng ngày Sabbat trong đó. Gần Hang Bêlem có một cái hang thiên nhiên khác, là nơi chôn cất bà vú nuôi Ông Abraham xưa. Người ta gọi hang đó là “Hang Một Bà Maraha”. Ông Abraham có một nhũ mẫu tên là Maraha. Ông đặc biệt kính trọng bà và bà sống rất thọ. Cưỡi trên lưng lạc đà, nhũ mẫu Maraha theo ông đi khắp nơi. Bà sống nhiều năm tại Succoth. Vào những ngày cuối đời, bà Maraha cũng theo ông Abraham tới cánh đồng cỏ gần hang Bêlem, nơi ông Abraham dựng lều. Khi đã sống quá tuổi một trăm, thấy mình đã cận kề cái chết, bà xin ông Abraham chôn cất bà trong một cái động trên ngọn đồi gần hang Bêlem. Bà đặt tên cho hang động Abraham sẽ chôn cất bà, là “Hang Sữa” hay là “Hang Nhũ Mẫu”.

Thánh Gia Vào Trong Hang Bê-lem

Khi Đức Bà và Thánh Giuse tiến tới cửa hang, thì trời đã khuya.

Ngay từ lúc Thánh Gia vào tới khu văn phòng đăng ký và khai thuế, con lừa con đã biến đi đâu không biết, nhưng đúng lúc hai Vị tiến tới cửa hang, nó bỗng từ trong bóng tối chạy lại, nhảy nhót mừng vui chung quanh Thánh Gia. Thấy thế, Đức Mẹ mỉm cười nói với Thánh Giuse:

- Ngài coi kìa! Chắc hẳn là Thánh ý Thiên Chúa mà ta bước vào hang động nầy.

Thánh Giuse liền buộc con lừa lớn ở chỗ hình như cái mái nhô ra ở trước cửa hang động. Ông dọn chỗ như một chiếc ghế, để Đức Mẹ ngồi nghỉ tạm, trong khi ông lo thắp đèn và đi vào trong hang dọn dẹp trước.

Lối vào hang có vẻ hơi tắc, vì đầy rơm rác, cỏ khô, lá rụng bừa bãi, lẫn với những mảnh chiếu rách quăng vứt tứ tung. Ngay bên trong hang cũng ngổn ngang, nhếch nhác, đủ thứ linh tinh. Thánh Giuse ra công ra sức thu dọn nhanh chóng cho thật sạch, chỉ riêng góc phía Đông cửa hang mà thôi, cốt sao có chỗ sẵn sàng, để Đức Maria vào nghỉ ngơi bớt mệt, rồi sau đó ông sẽ tiếp tục dọn sạch hết cả hang.

Dọn xong, thánh Giuse tìm chỗ thuận tiện để cây đèn cao sáng được khắp cả hang, rồi ra ngoài rước Đức Mẹ vào. Vào tới trong, Đức Maria ngồi xuống nghỉ ngơi trên tấm mền được Thánh Giuse trải sẵn. Thánh Giuse ngượng ngập, sẽ-sàng xin lỗi Đức Bà, vì không còn cách nào tìm ra cho Người một chỗ trú khác khá hơn.

Khi Đức Mẹ nghỉ ngôi trong hang đâu đấy rồi, Thánh Giuse mới xách chiếc túi da vốn luôn đeo bên mình, chạy đi tìm con suối ngoài sườn đồi, múc đầy bình nước đem vào hang. Sau đó ông vào trong thành, tìm mua mấy cái đĩa và một mớ than củi. Ngày sabbat đã gần kề, lại thêm có đông người lạ kéo về thành, nên mọi thức dùng đều trở nên khan hiếm, đến nỗi nhiều dân thành đã có sáng kiến kê ở góc các ngả phố, những chiếc bàn nhỏ, bày bán đủ thứ thực phẩm, bánh trái, vv. . , tiện cho người lạ mua dùng.

Thánh Giuse trở về, mang theo than hồng nhóm trong một cái lò nhỏ. Ông để lò than ngay lối cửa vào hang, rồi nhóm bếp củi, sửa soạn một bửa ăn tươm tất, gồm mấy chiếc bánh và món trái cây nấu chín, cho Đức Bà dùng. Khi dùng bửa và cầu nguyện xong, ông làm một chiếc ổ sạch sẽ, gọn gàng tươm tất, để Đức Bà nghỉ. Chiếc ổ ấy có rơm và cỏ khô trải sát nền hang, rồi trải lên trốc rơm cỏ chiếc chiều, trên nữa là một tấm mền lớn, lấy trong những tấm mền từ nhà Thánh Anna mang theo;ở mép ổ sát vách hang, ông cuộn một chiếc mền khác làm gối cho Đức Bà. Ông dắt con lừa lớn vào trong hang, cột nó ở một góc, rồi ông tìm cách bít kín những lỗ hổng trên trần thạch động, để gió khỏi thổi khí lạnh vào hang. Sau cùng, ông soạn một chỗ ngay gần cửa ahng để chính mình nằm đó, đề phòng đối phó với mọi bất trắc xãy ra từ bên ngoài.

Khi ngày sabbat bắt đầu, thánh Giuse cùng Đức Bà đến gần cây đèn, cùng cầu nguyện theo thể thức trong ngày Sabbat. Cầu nguyện xong, ông vào thành nữa. Đức Mẹ ở lại hang. Người khoác mền cho đỡ lạnh và nghỉ ngơi chút ít, rồi qùy ngay trên ổ rơm cỏ, thầm thì suy niệm một mình, sau đó người nằm xuống nghỉ ngơi. Đức Bà phải nằm nghiêng, đầu gác trên tay và tay đặt trên gối cho cao, thì mới dễ thở được.

Sau trưa, Thánh Giuse về. Ông đưa Đức Bà ra ngoài hang tản bộ và tới viếng hang mộ bà Maraha gần đấy. Đức Mẹ lưu lại trong hang một lúc, thấy hang nầy có vẻ rộng rãi hơn Hang Bêlem, mà lại khoét giữa vùng đá trắng và mềm, đúng với cái tên “Hang Sữa” bà Maraha đã đặt. Ra ngoài, Hai Vị đến ngồi bên một gốc cây và tiếp tục kinh nguyện cho tới hết ngày sabbat.

Đức Bà báo cho Thánh Giuse biết ngày giờ Người hạ sinh Chúa Giêsu, sẽ xãy ra vào chính nửa đêm hôm nay, ví tới ngày giờ nầy là vừa tròn chín tháng, kể từ khi Thiên Sứ đến truyền tin cho Đức Bà. Người thầm thĩ nguyện xin, cho mình làm sao thêm lòng tôn kính và lảm cả sáng sự giáng trần của Ngôi Lời Con Thiên Chúa. Đức Mẹ cũng xinThánh Giuse hợp ý cùng cầu nguyện như vậy với Người. Đức Mẹ cũng xin Thánh Giuse cùng Người cầu nguyện cho những kẻ, với lòng chai đá, đã không chịu đón tiếp Thánh Gia trong dịp nầy. Thánh Giuse xin Đức Mẹ vui lòng cho phép hai người phụ nữ đạo đức trong thành Bê-lem mà ông quen biết, được tới hang để giúp đỡ và phục dịch Đức Mẹ, nhưng Người không thuận, chỉ nhẹ nhàng trả lời Người không dám làm phiền bất cứ ai.

Lúc chập tối ngày sabbat, Thánh Giuse lại vào thành để mua thêm những thứ cần thiết, như mấy cái bát, một chiếc bàn nhỏ, chân thấp, một mớ đèn đầu và bình dầu, thêm một ít trái cây và nho khô, mang về trong hang. Thánh Giuse làm bữa, rồi hai Vị dùng cơm tối, sau đó cùng cầu nguyện.

Lúc nầy mới có chút thời giờ rảnh tay, Thánh Giuse kiếm một chiếc sào, gác ngang từ sườn nầy sang sườn kia vách hang, rồu kiếm những miếng chiếu treo lên như bức vách tạm, phân hang ra làm hai khu rei6ng biệt: phía trong là “phòng riêng”của Đức Mẹ; phía ngoài làm chỗ sinh hoạt cần thiết. Xong xuôi, Ngài cho con lừa lớn ăn;con lừa nhỏ không ở trong hang: nó vẫn ở ngoài, chạy lung tung, gặm cỏ khắp nơi.

Thánh Giuse lôi cái máng đựng cỏ cho súc vật ăn, vốn vất xó trong hang không biết đã từ bao lâu rồi, nhưng bên trong vẫn còn mớ rơm và cỏ khô. Ông xếp rơm cỏ cho bằng phẳng, kiếm thêm mớ rêu khô lát lên trên cỏ, rồi lấy một cái mền nhỏ gấp lại trải lên trên cùng. Thánh Giuse chuẩn bị như thế, vì Đức Maria đã nói: giờ hạ sinh Con Chúa Trời đã tới.

Trong khi Đức Mẹ qùy trong “phòng riêng” cầu nguyện, thì Thánh Giuse kiếm cách treo khắp trần thạch động những chiếc đèn dầu nho nhỏ ông đã mua về. Treo xong, ông thắp sáng hết. Vừa lúc ấy ông nghe ngoài hang, ngay trước cửa ra vào, có những tiếng động lạ. Thì ra con lừa con từ trước vốn chạy lung tung, bỗng quay về và nhảy nhót vui mừng ngay trước cửa hang. Thấy Thánh Giuse ra, nó làm trò đùa, chạy vòng vòng chung quanh ông. Ông giữ nó lại, cột nó ở mái hiên sát cửa hang, đi lấy cỏ cho nó ăn và nước cho nó uống.

Quay vào hang, Thánh Giuse thấy Đức Mẹ đang qùy cầu nguyện, Người quay lưng ra phía cửa hang, mặt hướng về phía Đông. Chung quanh Đức Mẹ lúc ấy toả ra một vầng ánh sáng kỳ lạ và hơi nóng như lửa bốc ra theo, làm cho toàn hang sáng rực và ấm áp, như có thứ ánh sáng siêu phàm chiếu dọi vậy. Như Ông Maisen xưa thấy lửa trong bụi gai, Thánh Giuse lúc nầy cũng nhìn thấy Đức Mẹ vây bọc trong biển ánh sáng, với đầy lòng cung kính, đợi chờ! Lập tức, ông về góc hang của mình, sấp mặt xuống đất lạy thờ chờ đợi …Ông biết Ngôi Hai Thiên Chúa đã tới giờ giáng thế …Giờ huyền nhiệm linh thánh đã điểm

Chúa Giáng Sinh

Vầng ánh sáng chung quanh Đức Maria càng lúc càng chói chang thêm, làm bạt hết ánh lửa của những ngọn đèn Thánh Giuse đã thắp treo khắp trần hang.

Đúng nửa đêm, Đức Mẹ bỗng ngất trí và đi vào cơn xuất thần. Người như được nâng cao khỏi mặt đất tới cả thước, bay bổng nhưng ở nguyên một ví trí. Hai tay Đức Mẹ khoanh chéo trước ngực. Người vẫn trong tư thế qùy gối định niệm. Vầng hào quang chói lọi bao quanh Đức Mẹ càng phút càng chói lọi thêm. Tất cả cảnh trí như nói lên niềm cảm xúc hân hoan, mừng vui, cả đến gỗ đá cũng nhận thấy được và cùng cộng hưởng.

Ánh sáng từ Đức Maria chiếu giãi vào khắp thạch thất, làm cho mắt đá trở nên linh động, lóng lánh như giát ngọc lưu li. Trần hang như biến đi đâu mất. Biển sáng từ Đức Maria bốc thành cột hắt thẳng lên trời, lên mãi, thấu tận thiên đàng, lẫn với âm vang vô thanh nhiệm mầu rền lan khắp vũ trụ. Trần gian như kinh hoàng run rẫy, nép mình tận đâu đâu len lén ngó nhìn, vì đây là cảnh giới thiên cung đang diễn ra, diễn ra trong hoan lạc đất trời giao hội. Từ thiên cao vẳng lại hợp ca của của triệu vạn thiên thần, hát khúc vinh quang Thiên Chúa và chúc lành cho nhân thế.

Đức Maria trong cơn xuất thần cực sâu, được nâng khỏi mặt đất và vẫn trong thế định niệm, bỗng hé mắt nhìn xuống NGÔI HAI THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI trong hình Hài Nhi, từ đây gọi Người là Mẹ, đang nằm ngay trên ổ rơm của Mẫu Thân Người.

Chúa Hài nhi như một khối sáng, sáng từ trong nội-thể ra ngoài, ánh sáng ấy làm mờ mọi thứ khắp hang. Người đang thiêm thiếp nằm sát bên gối Đức Bà. Dưới dạng Hài nhi toàn sáng, Chúa Con như mỗi lúc hình thể một nẩy nở thêm ra.

Đức Mẹ vẫn còn trong cơn định niệm thêm giây lát, nhưng rồi Người tỉnh lại phần nào, giơ tay tìm một chiếc khăn trắng để sẵn trong túi đựng quần áo, lấy ra phủ trên Hài Nhi. Đức Mẹ chưa đụng tới Quý Tử. Trong chốc lát, Chúa Con dãy dụa rồi khóc oà lên. Đó là tiếng khóc chào đời của trẻ sơ sinh vừa lọt lòng. Nghe tiếng Con khóc, lúc đó Đức Mẹ mới thật sự trở về thực tại. Người bế Con lên, bọc khăn lại gọn ghẽ, kỹ càng, rồi ôm Con vào lòng, ghì sát ngực mình. Đức Mẹ ngồi xuống, kéo chiếc khăn đang bum trên đầu mình, choàng luôn cả khắp mình Con và cho Con bú.

Vây quanh Chúa Hài Nhi và Thánh Mẫu Người, nhiều thiên thần chầu chực, hát ca, thờ lạy.

Một giờ đồng hồ trôi qua hết sức mau lẹ, kể từ lúc Chaú Con sinh ra. Thánh Giuse còn đang sấp mình xuống đất cầu nguyện ở góc hang của mình, thì Đức Mẹ lên tiếng gọi Người. Thánh Giuse trịnh trọng bước lại gần, dáng vẻ rất khiêm cung và nồng hậu. Tới khi Đức Mẹ bồng Chúa Con từ trong lòng trao ra, thì Thánh Giuse mời ngẩng đầu , hai tay nâng cao rước lấy Hài Nhi, lòng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, hai dòng lệ mừng vui thi nhau trào ra, rơi lã chã ….

* * *

Đức Mẹ bọc con lại gọn ghẽ kỹ lưỡng hơn. Trong tinh thần đơn sơ nghèo khó, Người chỉ mang theo dự phòng cả thảy có bốn vuông tã trắng để lót cho con. Cuốn bọc xong, Đức Mẹ đặt Con xuống ổ cỏ ngay trước mặt mình. Hài Nhi ngủ ngon lành bình an. Hai Vị từ từ ngồi xuống, gần cạnh nhau, im lặng, đắm mình trong chiêm niệm.

Trong thạch động cô quạnh vắng lặng nầy, sự cứu độ của toàn nhân loại đang hiện hữu tại đây. Bàn dân thiên hạ nào có ái ngờ …!

Lát sau, Đức Mẹ và Thánh Giuse đặt Chúa Con vào trong máng cỏ, rồi hai Vị qùy xuống hai bên, thảy đều lệ tuôn đầm đìa, niềm hoan lạc dâng cao ngất ngây trong lòng. Hai Vị khẽ tung hô những lời ngợi khen Chúa.

Thánh Giuse dọn chiếc ghế và cái ổ cỏ của Đức Mẹ xích lại sát máng cỏ, tiện cho Người săn sóc hài nhi. Sau khi hạ sinh Chúa Con, Đức Mẹ đã vận chiếc áo trắng dài, phủ kín gót chân. Liền trong mấy ngày sau khi Chúa Con ra đời, Đức Mẹ lúc nào cũng hoặc ngồi, hoặc qùy, hoặc đứng, mà ngay cả nằm ngủ nghỉ cũng ở liền sát cạnh máng cỏ, chẳng giây phút nào rời xa nửa bước. Một điều đặc biệt là Người vẫn khoẻ mạnh, chẳng ốm đau bệnh tật, mà cũng chẳng tỏ ra một nhọc gì hết.

* * *

Chân phước A. C. Emmerich lúc ấy nhìn thấy ở khắp nơi, cả tận những xứ xa xôi, một niềm vui tràn lan như gió đến trong lòng nhiều người, và cả trong loài vật cùng thiên nhiên. Niềm vui ấy kỳ lạ chưa từng xãy đến cho trần gian bao giờ, diễn ra suốt đềm Chúa Giáng Sinh. Con Suối phía Nam đồi bỗng áo ạt chảy như thác. Trời vùng Bêlem bỗng rực sáng mầu hồng nhạt. Toàn thể khu đồi có hang Bêlem và cánh đồng chiên cừu ngay đấy, người ta thấy có làn hơi bốc sáng, bay lênh như những dải tường vân.

 

 

Phần 4: Cái chết của Đức Trinh Nữ Maria

Những thị kiến trong phần nầy được kéo dài trong nhiều năm, phần lớn là khoảng giữa tháng 08 sau ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, được trình bày theo thứ tự thời gian dưới đây: Ngày 13 tháng 08 năm 1822 vào buổi sáng Anne Catherine nói:”Đêm qua tôi đã thị kiến rất lâu về cái chết của Đức Trinh Nữ Maria, nhưng tôi không nhớ gì cả. Khi được hỏi về Mẹ chết lúc mấy tuổi, Anne Catherine quay đi và nói:”Mẹ hưởng thọ được 64 tuổi và 23 ngày. Tôi nhìn thấy: 6 lần chữ “X”, rồi 1 lần chử “I”, rồi 1 lần chữ “V”; như vậy là 64 tuổi”. Sau khi Chúa Giêsu về trời mẹ Maria sống 3 năm trên núi Sion, 3 năm ở Bethany và 9 năm ở Ephesos. Sau khi người Do Thái bắt Lazarus và chị của ông thả trôi lênh đênh trên biển cả, thánh Gioan rước Mẹ Maria đi trốn ở Ephesos. Tại Ephesos mẹ Maria có những bà bạn thân định cư ở thành phố kế bên. Mẹ ở trên một ngọn đồi có dốc cheo leo hướng thành phố Ephesos. Thánh Gioan đã xây căn nhà nầy trước khi rước Mẹ đến ở. Một số gia đình Kitô giáo đã định cư ở đây. Họ ở trong các hang động trong núi và nhà được xây dựng bằng những cây gổ và những túp lều mỏng manh. Họ trốn ở đây để tránh sự bắt bớ hung bạo của người La Mã. Họ ở trong những phòng nhỏ giống như các vị tu khổ hạnh. Và nhà của họ ở cách nhau khoảng 15 phút (đường bộ). Nơi định cư của họ là một ngôi làng thưa thớt. Nhà của Mẹ là một căn nhà độc nhất trong vùng được xây bằng đá. Sau nhà Mẹ là đỉnh ngọn đồi; từ đây có thể nhìn thấy thành phố Ephesos và biển cả với nhiều hòn đảo. Chổ nầy gần biển hơn thành phố Ephesos; phải mất nhiều giờ đi bộ mới ra tới bờ biển. Gần khu vực nầy có một tòa lâu đài của một vị vua đã bị truất phế. Thánh Gioan thường viếng thăm vị vua nầy và đã giúp cho ông trở lại đạo. Nơi nầy về sau là Tòa Giám Mục. Giửa nhà Mẹ và thành phố Ephesos có một dòng suối chãy, gió mát.

Nhà của Mẹ được xây bằng những viên đá hình chử nhật, tròn hay nhọn. Cửa sổ cao gần bằng trần nhà. Nhà được chia làm 2 gian bởi một lò sưởi nằm ở giữa phòng. Nơi đồt lò nằm đối diện với cửa ra vào. Cửa nầy nằm sát nền nhà bên cạnh bức tường nhuộm hồng hai mặt đến trần nhà. Chính giửa tường có một ống dẫn giống ống khói dùng để dẫn khói ra ngoài qua lổ trổng của trần nhà. Anne Catherine nhìn thấy phần nghiêng dưới ống khói bằng đồng

Đường vào nhà Mẹ nhú ra khỏi trần nhà. Mặt trước (tiền đường) của nhà được phân chia từ căn phòng phía sau lò sưởi. Phần tường trước nhà, ít gồ ghề hơn và bị nhám đen do khói từ lò sưởi, Anne Catherine thấy hai căn phòng nhỏ hai bên được ngăn cách bởi một cái màn che đóng chặt. Nếu kéo màn che qua một bên thì phòng sẽ lớn hơn. Hai phòng nhỏ nầy dành cho cô giúp việc cho Mẹ Maria và những bà bạn của Mẹ. Phía bên trái và bên phải của lò sưởi có cữa dẫn vào mặt sau của căn nhà. Tại đây có một căn phòng tối hơn phòng ngoài nhà, cuối phòng có hình bán nguyệt. Nơi đây

Tiền đường nhà Mẹ được bày trí sạch sẽ và thoải mái. Vách tường được bao phủ liễu gai, trần nhà hình vòm. Cây đà (của trần nhà) được chạm trổ bằng vải và liễu gai, được trang hoàng bằng những mẫu hình đơn sơ và trang ngiêm. Tận trong cùng của phòng được ngăn cách bằng một cái màn là khu cầu nguyện (nhà nguyện) của Mẹ Maria. Giửa tường có một cái hóc (có cửa đóng/mở) để một cái lọ hoa giống như Mình Thánh Chúa. Trên tường có treo một hình bằng cây giống hình chữ “Y” lớn bằng hai cánh tay dang ra của một người đàn ông. Hình dáng (“Y”) nầy Anne Catherine luôn thấy như Thập Giá Chúa Kitô. Không trang hoàng đặc biệt. Chạm trổ thô sơ hơn

Phía sau nhà Mẹ những cây Thập giá từ Thánh Địa ngày hôm nay. Tôi nghỉ rằng Thánh Gioan và Mẹ Maria đã tự làm cây Thập Giá nầy. Và làm bằng những loại gổ khác nhau. Thân Thập Giá màu xám làm bằng cây bách, một cánh tay bằng cây tuyết tùng, cánh tay kia bằng thân cây vàng, trong khi đó mảnh cây trên Thập Giá cùng với hàng chử viết làm bằng gổ cây dầu vàng. Cây Thập Tự Giá nầy được để lên một mô đá (hay mô đất) nhỏ giống như cây Thập Tự Giá của Chúa Giêsu trên đồi Calvê. Dưới chân Thập Tự có đặt một miếng da có viết chử trong đó; tôi doán có lẽ là chữ.

Khu vườn trước nhà Mẹ viết của Chúa Giêsu. Trên Thập Tự Gíá có tạc hình dáng Chúa Giêsu Kitô. Đường nét tượng khắc bằng cao su đen đơn sơ, mộc mạc. Cây Thập Tự nằm giửa hai bình bông tươi. Tôi cũng đã nhìn thấy một cái khăn để dưới chân Thập Tự Giá; tôi có cảm tưỡng rằng khăn nầy Mẹ Maria dã dùng để lau máu từ các vết thương của Chúa Giêsu khi Ngài được mang xuống từ trên Thập Tự Giá. Lý do mà tôi có cảm tưởng như vậy là vì tôi được cho nhìn thấy dấu chỉ từ cái khăn nầy nói lên tình Mẫu Tử của Mẹ Maria. Cùng lúc đó tôi cũng cảm nhận được cái khăn mà các linh mục dùng để lau các chén rượu Thánh sau khi các Ngài uống Máu Thánh trong những Thánh Lễ. So sánh việc nầy với việc Mẹ Maria lau các vết thương cho Chúa Giêsu thì việc dùng khăn để lau giống nhau.

Đối diện với khu nhà nguyện phía bên phải là phòng ngủ nhỏ của Mẹ Maria, ngược lại của phòng nầy là một phòng nhỏ cất giử y phục và những vật dụng riêng của Mẹ Maria. Giửa hai phòng nầy có một tấm màn ngăn cách với khu nhà nguyện. Mẹ Maria có thói quen là thường ngồi trước màn nầy khi Mẹ làm việc hoặc đọc sách. Phòng ngủ của Mẹ nằm phía sau vách tường có tấm thãm đan che, giường của Mẹ được đặt đối diện với vách tường cao khoảng ½ meter (1 feet 50), bề ngang và dài làm bằng những miếng ván hẹp. Giường được bao phủ bởi một miếng vải được căng ra và buột chặt ở bốn đầu, chung quanh giường được phủ bởi tấm thảm có ren phủ xuống sàn nhà. Cái nệm tròn được xử dụng như một cái gối và được bao bọc bởi vải nâu kiểu sọc carô.

Nhà của Mẹ nằm giửa khu rừng cây có dạng Kim Tự Tháp, thân cây thẳng. Khu vực nầy yên tịnh và vắng vẻ. Nhà của những gia đình khác ở rải rác, lưa thưa. Khu đinh cư nầy giống như một. Khu nước suối Mẹ dùng khi xưa ngôi làng của các nông dân.Mẹ Maria ở trong nhà nầy một mình cùng với một chị giúp việc trẻ. Người nầy đi tìm thức ăn khi hai người cần đồ ăn. Hai người sống yên tịnh và rất bình an. Nhà nầy không có đàn ông. Lâu lâu có một tông đồ hoặc môn đệ trên đường hành trình ghé thăm Mẹ Maria. Anne Catherine thấy có một người đàn ông thường tới lui nhà Mẹ nhiều nhất là Thánh Gioan. Tôi thường thấy Gioan bên cạnh Mẹ Maria hoặc ở đây hoặc ở Giêrusalêm.Bàn thờ trong nhà Mẹ Thánh Gioan thường đi tới lui để giảng đạo. Ông không mặc đồ giống như thời Chúa Giêsu. Áo khoát ngoài của ông rất dài và gắp lại, được làm bằng vật liệu trắng xám mỏng. Dáng người của ông mảnh khoảnh và nhanh nhẹn, khuôn mặt của ông dài, hẹp và rắn chắc, mái tóc của ông dài và được chẻ vén ra sau hai vành tai. Trông ông (ngược lại với các Tông Đồ khác) có dáng của một nữ nhi. Lần cuối cùng ông ở đây tôi thấy Mẹ Maria yên lặng hơn và trầm tư hơn: Mẹ dùng thức ăn một cách khó khăn. Hình như là thân xác Mẹ còn ở đây nhưng hồn của Mẹ đã thoát đi. Trong những tuần lễ cuối cùng trước khi Mẹ về Nước Chúa, đôi khi Anne Catherine thấy Mẹ Maria già và yếu đi, đi đứng trong nhà phải có người giúp việc dìu dắt. Có một lần Anne Catherine thấy Gioan bước vào nhà Mẹ, ông cũng đã già, ốm nhiều và hốc hác. Đến nơi ông tháo thắt lưng để lấy một đai áo có khắc chử từ trong cái áo lụng thụng của ông. Ông choàng khăn vào tay áo và khăn choàng vào cổ. Mẹ Maria trong chiếc áo choàng trắng từ trong phòng Mẹ đi ra, người giúp việc dìu tay Mẹ. Khuôn mặt Mẹ trắng như tuyết, trong sạch. Chìm đắm trong sự mong đợi mảnh liệt. Từ khi Chúa Giêsu về trời con người của Mẹ càng ngày càng tiền tụy mòng mỏi vì sự nhớ nhung. Mẹ và Gioan đi vào khu nhà Nguyện. Mẹ kéo dây để mở tủ Bàn Thờ để thấy cây Thập Giá bên trong. Mẹ và Gioan quỳ gối trước Thập Tự giá và cầu nguyện rất lâu. Gioan đứng dậy và lấy từ trong ngực áo ra một cái hộp sắt. Mở hộp ông lấy ra một vật được quấn bằng lông cừu đẹp. Ông tháo ra một miếng vải trắng cuộn lại. Trong đó có một vật Thánh màu trắng hình chử nhật. Sau khi nói vài lời nghiêm trang, Gioan trao vật Thánh cho Mẹ Maria.

Phía sau nhà Mẹ cách một khoảng không xa trên đồi Mẹ có làm Chặng Đàng Thánh Giá. Khi Mẹ Maria còn sống ở Giêrusalêm, Mẹ không bao giờ quên lúc Chúa Giêsu chết, trên đường theo Chúa Giêsu lên đồi Calvê trong nước mắt, Mẹ đã dùng những bước chân đễ đo khoảng cách của các chặng đàng Thánh Giá (“Via Crucis”). Tình yêu bao la của Mẹ đối với con trai của Mẹ làm cho Mẹ không thể sống được nếu không thường xuyên chiêm ngắm sự đau đớn của Chúa Giêsu (qua chặng đàng Thánh giá). Sau khi Mẹ đến nhà mới, Anne Catherine thấy Mẹ mổi ngày ra phía sau nhà leo lên đồi để làm Chặng Đàng Thánh Giá. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong nhà Mẹ Trước tiên Mẹ tự đi và đếm từng bước một để chia ra những trạm mà Chúa Giêsu đã chịu cực hình. Cứ mổi trạm là Mẹ để một cục đá hay nếu nơi đó đã có sẳn cây, để làm dấu. Đuờng chặng đàng đi vào một khu rừng gổ, trong rừng có một ngọn đồi, trên đồi Mẹ làm dấu là đồi Calvê, và mồ của Chúa Giêsu nằm trong một cái hang trên một đồi khác. Sau khi Mẹ Maria đã làm dấu các trạm của 12 Chặng Đàng Thánh Giá, Mẹ chiêm ngắm chặng đàng trong thinh lặng cùng với chị giúp việc: mổi chặng đàng họ ngồi xuống và tưởng niệm ý nghĩa của mầu nhiệm trong tâm hồn, cầu nguyện Thiên Chúa Nhân Từ trong hàng nước mắt đau thương. Sau nầy Mẹ Maria canh tân Chặng Đàng Thánh Giá tốt hơn. Anne Catherine thấy Mẹ khắc ý nghĩa của mổi chặng đàng vào trong những bia đá, tổng số bước chân, … Anne Catherine cũng nhìn thấy Mẹ lau chùi sạch sẻ cái hang được dùng làm mồ của Chúa Giêsu để làm nơi Thờ Phượng. Vào thời điểm nầy Anne Catherine thấy không có hình ảnh hay tượng Thập Giá đặt tại các Chặng Đàng mà chỉ có những bia đá (có khắc ý nghĩa) rất đơn sơ, nhưng về sau nầy khi có những cuộc viếng thăm của khách hành hương Chặng Đàng Thánh Giá được cải tiến đẹp hơn và việc di chuyễn cũng dễ dàng hơn. Sau khi Mẹ qua đời Anne Catherine thấy có nhiều khách hành hương Thiên Chúa Giáo viếng Chặng Đàng Thánh Giá và họ đã quỳ xuống và hôn đất.

Sau 3 năm ở Ephesus Mẹ Maria rất ước ao được về thăm Giêrusalêm lần nữa. Thánh Gioan và thánh Phêrô dẫn Mẹ về thăm Thánh Địa. Có rất nhiều Tông Đồ tụ họp lại để chào mừng Mẹ Maria ở Giêrusalêm. Trong số đó Anne Catherine thấy Thánh Tôma; các Tông Đồng họp Hội Đồng và xin Mẹ lời chỉ bảo. Khi Mẹ, Thánh Gioan và thánh Phêrô đến Thành Giêrusalêm thi trời đã mờ tối. Anne Catherine thấy họ viếng thăm Núi Cây Dầu, Đồi Calvê, Mộ Chúa Giêsu và những Thánh Địa ngoài Giêrusalêm. Mẹ Thiên Chúa quá buồn rầu và quá xúc động vì thương xót Chúa Giêsu đến nổi không tự đứng một mình được. Thánh Gioan và thánh Phêrô phải dìu Mẹ đi. Sau đó Mẹ Maria có từ Ephesus viếng thăm Thánh Địa Giêrusalêm một lần nữa, 18 tháng trước khi Mẹ qua đời. Một lần nữa Anne Catherine thấy Mẹ (trùm khăn trên đầu) viếng thăm Thánh Địa cùng với các Tông Đồ ban đêm. Mẹ quá buồn rầu, luôn thở dài sườn sượt

- Oh my Son, my Son. (tạm dịch: Tội nghiệp cho Con Trai của ta, Con trai của ta”).

Khi Mẹ đi đến cửa phía sau của Cung Điện, nơi mà Chúa Giêsu đã ngả xuống dưới sức nặng của cây Thập Giá, Mẹ cũng sụp xuống đất ngất đi. Kiệt sức vì những đau đớn trong ký ức, những người đồng hành của Mẹ nghỉ rằng Mẹ sắp chết tại Giêrusalêm. Họ mang Mẹ đi Sion, đến CenAnne Catherinele để Mẹ ở tạm trong một toà nhà ngoại ô một thời gian. Trong thời gian nầy Mẹ bị bịnh, yếu đi nhiều và thường bị đau đớn do những cơn ngất đi. Một lần nữa những người đồng hành nghỉ rằng Mẹ không còn sống được bao lâu nữa.Và họ chuẩn bị chôn Mẹ. Mẹ tự chọn cho mình một cái hang trên Núi Cây Dầu. Và các Tông Đồ đã chuẩn bị một ngôi mồ thật đẹp được xây đá bởi một người Thiên Chúa Giáo (có một lần Thánh Nữ Anne Catherine có nhắc đến Thánh Andrew cũng góp phần làm mồ đá nầy). Trong thời gian nầy có vài lần tin Mẹ chết được đồn ra khắp nơi trong thành Giêrusalêm. Lúc nầy việc xây mồ cho Mẹ cũng đã hoàn tất. Nhưng Mẹ Maria đã phục hồi sức khoẻ trở lại và có đủ sức khoẻ để trở về nhà Mẹ ở Ephesus.Tại đây 18 tháng sau Mẹ đã qua đời. Ngôi mồ của Mẹ trên núi Cây Dầu được người ta giử làm kỷ niệm, về sau họ đã xây một Thánh Đường trên mồ, và John Damascene (ông là một tu sỉ thành Giêrusalêm, một Tiến sỉ của Hội Thánh, qua đời năm 754 A.D.) đã ghi lại theo lời đồn rằng Mẹ Maria đã chết và được chôn tại Giêrusalem ???

Trong số những người đàn bà đến thăm nhà Mẹ Maria tại Ephesus có con gái của chị của Anna, là một nữ Tiên Tri của Đền Thờ Giêrusalem. Anne Catherine thấy chị nầy đi Nazareth cùng với Seraphia (Veronica) trước khi Chúa Giêsu được Rửa Tội. Người đàn bà nầy liên hệ với Thánh Gia qua Anna; vì Anna có liên hệ với Thánh Nữ Anne và rất gần gủi với Elisabeth (cháu của Thánh Nữ Anne). Một người đàn bà khác là hàng xóm của Mẹ Maria. Bà nầy Anne Catherine thấy đi Nazareth cũng trước khi Chúa Giêsu được Rửa Tội. Bà là cháu của Elisabeth tên Mara. Bà nầy cũng có mặt khi Mẹ Maria qua đời.Trong hai đêm tối qua, Anne Catherine thị kiến rất nhiều về Mẹ Maria. Mẹ Maria đi Chặng Đàng Thánh Giá cùng với 5 Thánh Nữ khác: Cháu của Tiên Tri Anna, Cháu của Elisabeth (quả phụ Mara). Mẹ đi đầu nhóm. Anne Catherine nhìn thấy Mẹ đã yếu đi nhiều; sắc diện Mẹ trắng bệt. Trong lúc đó Gioan, Phêrô và Thaddaeus đang trong nhà Mẹ. Mẹ Maria rất trang ngiêm, Anne Catherine chưa bao giờ thấy Mẹ cười lớn tiếng, mặc dù Mẹ mỉm cười rất đẹp. Càng lớn tuổi, khuôn mặt Mẹ càng tái đi và càng trong sáng. Mẹ rất là ốm, nhưng không có vết nhăn, không có nét suy sụp và tàn héo (do thời gian). Mẹ sống trong một thế giới siêu nhiên. Mẹ thường mặc trang phục theo tập quán người do thái; áo khoát dài, khăn choàn vai cổ có sọc vàng đỏ, một cái khăn vàng được trùm lên che tóc Mẹ. Trang phục nầy Mẹ cũng đã mặc trong Tiệc Cưới Canna, năm hành đạo thứ 3 của Chúa Giêsu Ngài đã chữa bịnh và giảng đạo tại sông Jordan tại Bethabara (còn gọi là Bethania), tại một căn nhà đẹp của ông Nicodemus trong thành Giêrusalêm và khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây Thập Giá. Mẹ cũng mặc trang phục nầy trong những lần Chặng Đàng Thánh Giá tưởng niệm cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu trên Thập Giá tại Ephesus.

Sáng ngày 09 tháng 08 năm 1821 Anne Catherine vào trong nhà Mẹ (cách thành phố Ephesus 3 giờ đường bộ) và thấy Mẹ đang nằm trên một cái giường thấp nhỏ trong hóc tường, tất cả đều sơn trắng, phòng phía sau và bên phải lò sưởi. Đầu Mẹ nằm trên một tấm nệm tròn, Mẹ đã rất yếu và xanh xao.Một miếng vải trùm lên đầu Mẹ; Mẹ đắp một mền lông cừu. Anne Catherine thấy 5 người đàn bà (5 người nầy đã đi Chặng Đàng Thánh Giá cùng với Mẹ) tuần tự vào phòng Mẹ nhẹ nhàng chấp tay từ giã Mẹ. Bây giờ Anne Catherine cũng thấy 6 Tông Đồ: Peter, Andrew, Gioan, Thaddaeus, Bartholomew và Matthias. Và một trong 7 Thầy trợ tế, tên Nicanor, luôn sẳng sàng giúp đở và lo lắng. Anne Catherine thấy các Tông Đồ đang hiệp nhau cầu nguyện trong nhà nguyện.

Ngày 10 tháng 08 năm 1821: ngày nầy Giáo Hội làm Lễ Kỷ Niệm Cái Chết của Đức Trinh Nữ Maria. Ngày hôm nay Anne Catherine thấy có thêm hai Tông Đồ vừa mới đến từ xa: James The Less và Matthew (là anh em Cột Chèo của James The Less). Từ chiều hôm qua và sáng hôm nay Anne Catherine thấy các Tông Đồ đang cùng với nhau sắp xếp lại phòng trước nhà Mẹ.

Ngày 11 tháng 08 năm 1821 Anne Catherine thấy vị Tông đồ thứ 9, Simon, đã đến. Như vậy chỉ còn thiếu 3 Tông đồ (James The Great, Philip và Thomas) mà thôi. Tôi cũng đã thấy một số các môn đệ đã đến; trong số nầy có John Mark và con trai (hoặc cháu nội) của ông già Simeon (người nầy đã giết con cừu sau cùng của Chúa Giêsu và là người làm việc trong Đền Thờ chuyên kiểm soát các con vật được dùng để tế lễ vật trong Đền Thờ). Trước giường của Mẹ có để 3 cái ghế đẩu nhỏ thấp (ghế có 3 chân), giống một trong những lễ vật của Ba Vua đã tặng cho Mẹ tại hang Bêlem khi Chúa Giêsu ra đời. Ngày hôm nay tôi không thấy có ai vào phòng Mẹ ngoài trừ một người đàn bà. Anne Catherine thấy Phêrô bưng Vật Thánh (“the Blessed SAnne Catherinerament”) đến cho bà sau nghi lễ. Vật Thánh được để trong một cái hộp có hình Thập Giá. Các Tông đồ đứng sắp hàng thành hai hàng từ nhà nguyện đến giường Mẹ. Họ cuối đầu xuống khi Phêrô đi ngang với Vật Thánh. Tấm màn che chung quanh giường của Mẹ đã được kéo qua một bên. Mẹ nhận lấy Vật Thánh từ tay Phêrô.

Ngày 12 tháng 08 năm 1821 Anne Catherine thấy một người đàn bà quỳ bên giường Mẹ. Người nầy đở Mẹ ngồi và dùng một cái muỗng để đút Mẹ ăn một thức ăn lỏng từ một cái tô. Trên giường Mẹ có một cây Thập Giá hình chử “Y”. Thập Giá làm bằng nhiều loại cây, hình Chúa Giêsu màu trắng.

Ngày 13 tháng 08 năm 1821 Anne Catherine thấy nhiều lần trong ngày Mẹ được đở ngồi dậy để được đút ăn. Vào buồi chiều khoảng 7 giờ Anne Catherine nói trong giấc mơ: Bây giờ James The Great đã đến nhà Mẹ từ Tây Ban Nha (ngang qua Roma) cùng với 3 người bạn đồng hành Timon, Eremensea và một người khác. Sau đó Philip cũng đến nhà Mẹ cùng với một người bạn đồng hành từ Ai Cập. Anne Catherine thấy các Tông đồ và các môn đệ rất mệt mõi sau cuộc hành trình dài. Gặp nhau tại nhà Mẹ họ rất vui mừng ôm nhau chào nhau, rất ít có dịp mà các Tông đồ và môn đệ được qui tụ lại đông đảo như ngày hôm nay. Mặc dù họ cũng rất đau buồn vì Mẹ bệnh nặng. Sau khi họ thay những y phục bụi bậm ra và rửa chân sạch sẽ họ vào phòng Mẹ để chào hỏi Mẹ hết sức tôn kính. Mẹ chỉ có thể nói được vài câu với họ. Họ không ăn gì hết ngoài trừ chút xíu bánh mì và uống chút ít nước từ những chai nước họ mang theo.Dưới đây thêm những chi tiết “vì sau các Tông Đồ biết tin Mẹ sắp chết mà về thăm Mẹ”: Mẹ biết ngày của Mẹ sắp đến Mẹ đã cầu nguyện xin cho các Tông Đồ về thăm Mẹ lần cuối.

Anne Catherine thấy lời mời gọi của Mẹ được truyền đi đến các Tông Đồ bằng nhiều đường khác nhau. Lúc nầy các Tông Đồ đang ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Họ cũng đang xây dựng các giáo hội nhỏ tại những nơi họ truyền giáo. Anne Catherine thấy tất cả các Tông Đồ ở gần xa đều được thị kiến nhắn lời mời của Mẹ. Những chuyến đi rất xa của các Tông Đồ sẽ khó thực hiện được nếu không có ơn Chúa. Tôi nghỉ rằng các Tông Đồ từ đường xa về thăm Mẹ bằng những phương tiện siêu nhiên mà chính họ không để ý,ví dụ như họ vượt qua những đám đông dân chúng mà họ không nhìn thấy các tông đồ. Lúc nầy Phêrô và Matthias đang ở vùng Antioch (thuộc thành phố Antakya, phía nam Thổ Nhỉ Kỳ giáp biên giới Syria), Andrew đang trên đường từ Giêrusalêm (về sau Andrew tử đạo tại Giêrusalêm).

Trong đêm tối hôm nay Anne Catherine thấy Phêrô và Andrew ngủ tại 2 địa điễm cách nhau xa, họ không ngũ trong thành phố mà ngũ trong những cái chồi công cộng ven đường. Phêrô nằm sát vách tường ngũ. Anne Catherine thấy một người trẻ chung quanh chiếu sáng đến gần Phêrô nắm tay ông kêu ông dậy và nói với ông hãy vội vã lên đường đi thăm Mẹ và ông sẽ gặp Andrew dọc đường. Phêrô đã chậm chập vì lớn tuổi và vì làm việc rán sức, ngồi dậy chống tay lên đùi ông và lắng nghe Thiên Thần. Thị kiến với Thiên Thần biến mất khi ông đứng dậy; ông choàng áo khoát buột dây thắt lưng túm lấy hành lý và nhanh chóng lên đường. Sau đó ông đã gặp Andrew trên đường. Andrew cũng đã được tin báo của Thiên Thần. Sau cùng họ gặp Thaddaeus và cùng nhau đi hướng nhà Mẹ. Tại đây họ gặp Gioan. James The Great (là Thánh Tông Đồ GiAnne Catherineôbê, anh của Gioan Thánh Sử), khuôn mặt nhọn tái xanh, từ Tây Ban Nha đi Giêrusalêm với một số môn đệ, cư ngụ ở Sarona gần Joppa. Ông cũng nhận được tin báo của Thiên Thần và cũng đang trên đường đi Ephesus. Sau khi Mẹ chết ông cùng 6 môn Hình Tông Đồ GiAnne Catherineôbê đệ trở về Giêrusalêm, và chịu tử đạo tại đây (Cuộc tử đạo của Thánh Tông Đồ GiAnne Catherineôbê là cuộc tử đạo duy nhất được nhắc đến trong Tân Ước. Tân Ưóc ghi chép rằng Hêrôđê Aggripa đã ruồng bắt và giết GiAnne Catherineôbê. Hêrôđê cai quyền Giêrusalêm năm 42-44 A.D. GiAnne Catherineôbê chịu tử đạo ngay sau khi Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời như vây Lễ Mẹ Lên Trời vào năm 44 A.D (sau khi Chúa sinh ra). Judas Thaddaeus và Simon ở Persia khi Thiên Thần báo tin cho các ông.

Thomas có vóc người thấp, tóc nâu đỏ. Ông ở xa nhất trong các Tông Đồ. Khi ông đến thì Mẹ đã qua đời tại Ephesus. Anne Catherine thấy Thiên Thần hiện đến báo tin cho ông. Ông đang ở rất xa, không ở trong thành phố mà là một nơi ần cư trong một túp lều sậu để cầu nguyện. Ông thường đi trên một chiếc thuyền con nhỏ bé vượt biển cả mênh mông. Ông vượt qua một số quốc gia mà không ghé qua một thành phố nào. Có một môn đệ đi theo ông. Ông đang ở Ấn Độ khi Thiên Thần báo tin lần đầu tiên cho ông. Sau đó ông đi xa hơn nữa, đi tới Tartary (thuộc quốc gia Mông Cổ). Bản tính của ông là lúc nào cũng muốn làm việc nặng nhất, đi xa nhất và do đó ông thường đến trễ nhất. Ông đi hướng Bắc vượt Trung Quốc và đến (bây giờ là) Liên Xô. Tại Liên Xô Thiên Thần hiện ra cho ông lần thứ hai và hối thúc ông đi thăm Mẹ. Sau đó ông và người môn đệ (người Mông Cổ mà ông đã rửa tội) lên đường. Thomas không có trở lại Tartary sau khi Mẹ chết. Sau đó ông đã bị giết ở Ấn Độ, bị đâm thủng bắng cây giáo (trường thương). Anne Catherine thấy ông đã đặt một viên đá tại quốc gia nầy, ông quỳ lên viên đá cầu nguyện và hai đầu gối của ông đã in lên lên viên đá nầy. Sau đó ông báo trước là khi biển tràn vào viên đá nầy sẽ có người khác đến Ấn Độ truyền đạo của Chúa Giêsu Kitô. Tông

Đồ John đang ở Jericho một thời gian trước đó. Ông thường thăm viếng Đất Hứa, Thánh Địa. Ông thường đi Ephesus và khu lân cận. Tại đây ông đã được Thiên Thần báo tin.

Tông Đồ Bartholomew ở Á Châu, phía Đông của Biển Đỏ, ông rất khéo tay và có nhiều năng khiếu. Ông có nước da tái xanh, vầng trán cao, mắt to, tóc đen quăn. Râu ông quăn đen và sẻ ở giửa. Ông ta vừa mới giúp một vị vua và gia đình của vua trở lại đạo. Sau khi Mẹ chết ông trở lại khu Biển Đỏ và bị em của vua nầy giết chết. Tông Đồ James The Less cũng đã được Thiên Thần báo tin. Ông cũng rất khéo tay và đặc biệt rất giống Chúa Giêsu, các Tông đồ gọi ông là em trai Chúa Giêsu (James, brother of Jesus). Ông có công xây dựng Giáo Hội Giêsuralêm. (Danh Họa Michel Angelo đã vẽ hình Tông đồ Bartholomew Thomas là vị Tông đồ duy nhất không có mặt bên Mẹ, khi Mẹ chết).

Phaolô không được Thiên Thần báo tin. Chỉ có những người liên hệ hay quen biết với Thánh Gia mới được Thiên Thần báo tin mà thôi (Thánh Phaolô không phải là Tông Đồ được Chúa Giêsu chọn khi Ngài còn sống, mà là đã trở lại đạo và bắt đầu truyền giáo sau khi Chúa Giêsu chết đi và Thánh Phaolồ đã thị kiến thấy Chúa Giêsu).

Anne Catherine cũng thấy 5 môn đệ khác như Simeon Justus and Barnabas (hay Barsabas), tôi có chút xương của 2 vị nầy. Còn 3 người khác: một vị là con trai người chăn cừu, Eremensear, vị nầy đã đi theo Chúa Giêsu một đoàn đường dài sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho Lazarus. Hai vị khác đến từ Giêrusalêm. Ngoài ra tại nhà Mẹ tôi cũng thấy Maria Heli, chị của Mẹ Maria (và đồng thời là vợ của Cleophas, mẹ của Mary Cleophas, bà ngoại của Tông Đồ James The Less, Thaddaeus và Simeon), con gái của Anna. Bà Mary Heli đã già nhiều; bà lớn hơn Mẹ Maria 20 tuồi. Những người đàn bà thánh thiện nầy sống rất gần gủi nhau. Trước đây họ cũng đã ở Ephesus một thời gian để tránh sự ruồng bắt tại Giêrusalêm. Một số người trong họ đã từng ở trong các hang động từ những núi đá để trốn.

Chiều ngày 14 tháng 08 năm 1821 Anne Catherine nói với tác giả Clemens Brentano: “Bây giờ tôi sẽ kể về cái chết của Mẹ Maria nếu như tôi không bị chia trí bởi những người khách. Hãy nói với cháu gái nhỏ của tôi là đừng có quấy rầy tôi nữa, kêu nó đợi tôi trong một căn phòng khác để chút nữa tôi sẽ nói chuyện với nó. Tác giả ra nói với cháu bé rồi trở vô phòng nói với Anne Catherine “Rồi bây giờ chị kể cho tôi đi”. Anne Catherine kể tiếp: Tôi nhìn thấy chữ “I” rồi chữ “V”, vậy là số 4. Rồi tôi lại thấy chữ “V” và ba chữ “I” như vậy là số 8. Là số “48”, như vậy Mẹ chết năm 48 sau khi Chúa Giêsu ra đời. Sau đó tôi thấy “X” rồi “III”và hai lần trăng tròn trong cuốn lịch, có nghĩa là Mẹ chết 13 năm 2 tháng sau khi Chúa Giêsu về Trời. Tại nhà Mẹ người ta rất buồn rầu. Chị giúp việc cho Mẹ đau buồn tột cùng, sụp xuống quỳ gối cầu nguyện giang hai tay ra, lúc thì trong gốc nhà lúc thì phía trước nhà. Mẹ Maria nằm bất động trong phòng của Mẹ. Mẹ được phủ lên bởi một khăn phủ giường trắng, ngay cả cánh tay Mẹ cũng được phủ. Giống như khi Mẹ đi ngủ tại nhà Elisabeth khi Mẹ thăm viếng bà. Mạng che mặt được phủ lên đầu Mẹ, khi nói chuyện với đàn ông Mẹ dùng khăn nầy để che mặt lại. Ngay cả bàn tay của Mẹ cũng được che phủ lại, ngoài trừ lúc Mẹ ở một mình.

Trong những ngày sau cùng của cuộc đời Mẹ, tôi không bao giờ thấy Mẹ ăn; ngoài trừ những phút sau cùng Mẹ đã uống chút nước nho vắt do chị giúp việc làm. Khoảng chiều tối Mẹ đã hoàn tất ước mơ của mình, và cũng đã hoàn thành sứ điệp theo ước muốn của Chúa Giêsu; Mẹ chúc bình an và từ giã các Tông Đồ, các môn đệ và các bà trong nhà. Mẹ ngồi dựa trên giường, tỏa chiếu tràn ngập ánh sáng. Sau khi đọc kinh xong Mẹ ban phép lành cho từng người bằng cách để tay lên trán họ. Một lần nữa Mẹ trò chuyện với họ, làm tất cả những sự việc mà Chúa Giêsu đã căn dặn Mẹ tại Bethany.

Khi Phêrô tiến lên Mẹ, Mẹ trao cho ông một cuộn giấy có nhiều chử viết. Mẹ dặn dò Gioan những công việc phải làm đối với xác Mẹ và nhờ ông chia quần áo Mẹ cho chị giúp việc và những cô gái nghèo hàng xóm. Mẹ nói về cái tủ quần áo đối diện phòng Mẹ, Anne Catherine thấy chị giúp việc đi mở tủ và đóng lại. Sau khi tất cả các Tông Đồ và môn đệ đến cho Mẹ ban phép lành, họ lui ra phía trước nhà để chuẩn bị. Trong khi đó các bà tiến đến giường Mẹ quỳ gối và đón nhận phép lành của Mẹ. Tôi thấy có một bà cuối xuống ôm chầm Mẹ. Trong lúc đó các Tông Đồ chuẩn bị nghi thức tang lễ, nhà nguyện đã được trang hoàng. Bàn thờ được trãi lên một miếng vải trắng có viền chữ chung quanh. Năm người chuẩn bị lễ Vật Thánh (Giống như lễ vật mà Thánh Phêrô đã dâng lên nhân dịp chính thức hình thành Hội Thánh mới sau khi Chúa Giêsu Về Trời tại ao nước Bethsaida).

Phêrô trong một bộ lễ phục to rộng lớn, sẽ là chủ tế. Sau khi Phêrô cử hành nghi lễ xong; ông, các Tông Đồ và môn đệ đã nhận Mình Thánh Máu Thánh Chúa. Từ phòng Mẹ không thể nhìn thấy nhà Nguyện, nhưng suốt buổi lễ Mẹ ngồi dựa lưng lển thành giường theo dỏi. Phêrô mang Mình Thánh Máu Thánh cho Mẹ. Thaddeus ôm lư hương đi đầu, Phêrô bưng Mình Thánh Chúa đi sau, kế tiếp là Gioan bưng Rượu Lễ.

Mẹ đã nằm xuống trên giường của mình, nhìn chăm chăm vô định trên trần nhà; Mẹ không nói gì cả và hình như trong trạng thái mơ màng. Chung quanh Mẹ ánh sáng chan hoà. Phêrô đến gần và trao hộp xức dầu cho Mẹ. Và Gioan đã xức dầu lên mặt, tay, chân và hai bên hông Mẹ. Sau nghi thức xức dầu các Tông đồ đọc kinh. Phêrô trao Mình Thánh Chúa cho Mẹ. Mẹ tự ngồi dậy để đón nhận Mình Thánh Chúa và nhận Rượu Thánh từ Gioan. Sau đó Mẹ nằm xuống lại, trở lại trạng thái hôn mê và không còn nói gì nữa. Khuôn mặt Mẹ chiếu sáng, mắt Mẹ nhắm lại, hai tay Mẹ để chéo lên ngực. Các Tông Đồ, môn đệ và các bà quỳ chung quanh giường Mẹ cầu nguyện. Mẹ đã qua đời sau giờ thứ 9 giống như Chúa Giêsu. Các bà che xác Mẹ lại. Các Tông đồ và môn đệ đi ra trước nhà. Lò sưởi được che lại. Các vật dụng trong nhà được gôm và che lại. Các bà tự che đầu mình lại, ngồi dưới sàn nhà trước và bắt đầu khóc than. Lúc nào họ cũng sắp đặt hai người, một người đứng đầu giường và một người ở chân giường cầu nguyện cho Mẹ.

Matthew og Andrew ngắm chặng đàng Thánh Giá (của Mẹ đã làm) cho đến chặng cuối cùng. Tại chặng nầy Mẹ có làm một cái hang để tượng trưng Mồ Thánh Chúa Giêsu. Hai Tông Đồ có mang theo dụng cụ để làm mồ Chúa Giêsu rộng ra thêm, để có thể đặt thêm xác Mẹ. Hang không được rộng lắm, chỉ vừa chổ cho một người đứng thẳng trong hang. Hai người cũng làm một cái cửa để đóng mồ. Ngay tại chổ chôn có làm một lổ trủng xuống hình dáng một người. Trước cửa mồ có một cái vườn cây làm hàng rào bao quanh. Cách không xa là chặng đàng Đồi Calvê. Trên đồi không có Thập Tự Giá, mà chỉ đặt một viên đá lớn có khắc dấu Thập Tự. Đi từ nhà Mẹ đến mồ khoảng 30 phút.

Trong nhà Mẹ con gái của bà Veronica và mẹ của John Mark chuẩn bị xác Mẹ để thiêu. Họ mang quần áo, đem hương trầm để ướp xác Mẹ theo phong tục của người Do Thái. Họ mang theo một cái hộp đựng dược thảo. Cửa nhà dã được đóng lại, họ làm việc dưới ánh đèn dầu. Lúc nầy các Tông đồ đang đọc kinh trước nhà. Hai người đàn bà đã dời Mẹ ra khỏi giường và để trên một cái võng. Họ cắt một mớ tóc đẹp của Mẹ. Và chuẩn bị tắm rửa cho Mẹ. Họ phủ một áo dài trên xác Mẹ, và họ làm hết sức cẩn thận, kính trọng. Họ dùng tay để tắm rửa cho Mẹ mà không nhìn xác Mẹ. Sau đó họ mặc cho Mẹ một áo dài mới và đặt Mẹ trên một cái bàn có để sẳn vải liệm. Họ quấn chặt Mẹ bắt đầu từ gót chân lên đến ngực, chừa phần đầu, ngực, tay chân là không quấn vải.

Trong lúc đó Thánh Phêrô đã chủ tế Thánh Lễ Hiến Tế và cho các Tông Đồ dùng Mình Thánh Chúa. Phêrô và Gioan vẫn trong bộ áo Lễ Giáo Mục tiến đến phòng Mẹ. Gioan mang một bình dầu Thánh. Peter chấm ngón tay phải vào trong bình dầu và vừa đọc kinh vừa xức dầu Thánh trên ngực, tay và chân xác Mẹ (đây không phải là nghi thức xức dầu cuối cùng của Mẹ vì khi Mẹ còn sống Mẹ cũng đã lãnh nhận nghi thức xức dầu). Phêrô dùng tay vẽ hình Thập Giá khi xức dầu cho Mẹ. Anne Catherine nghĩ rằng các Tông Đồ thực thi nghi thức xức dầu để chứng tỏ sự kính trọng Mẹ giống như khi chôn Chúa Giêsu.

Sau khi các Tông Đồ ra khỏi phòng Mẹ, các bà tiếp tục nghi thức chôn Mẹ. Họ để một lớp nhựa cây quí (nhựa cây nầy màu đỏ nâu lấy từ cây Commiphora từ nước Somalia và Ethiopia) dưới nách và ngực Mẹ, và đấp vào khoảng trống giữa ngực và chung quanh cổ Mẹ, cằm và má; phần chân thì được phủ cỏ. Sau đó họ sắp hai tay Mẹ chéo lại trên ngực; dùng một khăn mồ quấn xác Mẹ lại và nhét đầu khăn dưới một cánh tay của Mẹ như hình một đứa bé được quấn tã. Một cái khăn trong suốt đắp lên mặt Mẹ, đưọc vén lên. Rồi họ đặt xác Thánh Mẹ vào một quan tài kế bên. Quan tài nầy được làm bằng loại cây có cạnh thấp và có nấp hơi công. Trên ngực Mẹ có đặt một vòng hoa trắng, đỏ và xanh da trời như một biểu hiệu cho sự trong trắng của Mẹ.

Các Tông đồ, các môn đệ và tất cả mọi người trong nhà Mẹ nhìn khuôn mặt thương yêu của Mẹ lần cuối truớc khi nắp quan tài được đậy lại. Họ quỳ yên lặng chung quanh xác Mẹ, với dòng lệ rơi rờ tay Mẹ lần cuối, vĩnh biệt Mẹ và đi ra ngoài. Sau đó họ che mặt Mẹ lại và đậy nắp hồm lại. Nắp hồm được dóng chặt lại bởi hai cây nẹp ở hai đầu hòm và một cây giữa hồm. Rồi Anne Catherine thấy cổ quan tài được để lên một cây đòn khiêng quan tài. Sau đó Phêrô và Gioan khiêng quan tài trên vai ra khỏi nhà. Sáu Tông Đồ (giúp Phêrô và Gioan) thay phiên nhau khiêng quan tài Mẹ. Sáu người nầy là: GiAnne Catherineôbê, James The Less, Bartholomew, Andrew, Thaddaeus và Matthew. Một số Tông đồ và môn đệ đi đầu, số khác đi sau các bà. Trời đã sụp tối và 4 ngọn đèn được thấp lên trên cổ quan tài. Họ chôn xác Mẹ tại nhà mồ Chúa Giêsu tại Đồi Calvê do chính tay Mẹ đã thực hiện lúc còn sống.

 

 

Phần 5: Biến Cố Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Số 157 liên quan tới các lời dặn dò cuối cùng, sự qua đời và việc tín thác thánh tích của Đức Maria Rất Thánh. Chị Emmerick cho biết trong các chiêm niệm này chị có bên cạnh vài thánh tích của các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức. Khi rờ các thánh tích đó chị trông thấy các vị. Tông Đồ Tôma không hiện diện khi Đức Maria qua đời, vì ông đang du hành.

Ngày 14 tháng 8 năm 1821 chị kể lại thị kiến như sau: Tôi thấy bà giúp việc của Đức Trinh Nữ bị gẫy gập vì đau đớn. Bà đi lui đi tới trong căn nhà tràn ngập buồn sầu. Cái chết đang tới gần Đức Mẹ một cách rõ ràng. Mẹ nằm trên giường trong sự chờ đợi run rẩy được về với Con. Tấm khăn trùm đầu được vén lên tới trán. Mẹ hạ nó xuống khi nói chuyện với nam giới; cả hai tay Mẹ cũng lộ ra khi Mẹ ở một mình. Trong suốt thời gian này Mẹ chỉ uống vài thìa nước trái cây mầu vàng. Khi chiều đến, theo ý muốn của Chúa Giêsu, Đức Thánh Trinh Nữ chuẩn bị từ biệt và chúc lành cho các Tông Đồ, các môn đệ và các phụ nữ đạo đức. Tôi thấy Người ngồi trên giường, mặt rất trắng. Phòng của Mẹ được mở ở tất cả mọi phía. Đức Maria Rất Thánh cầu nguyện, rồi chúc lành cho từng Tông Đồ một bằng cách chạm vào tay họ. Sau cùng Mẹ ngỏ lời với tất cả mọi người. Rồi Mẹ dặn dò ông Gioan những gì phải làm liên quan tới xác của Mẹ, và giao cho ông nhiêm vụ phân phát các áo của Mẹ cho bà giúp việc và một thiếu nữ thường ở gần Mẹ. Tôi thấy ông Phêrô tới gần Mẹ với một cuộn sách để viết. Rồi Đức Thánh Trinh Nữ chỉ một cái tủ lớn đựng quần áo của Mẹ, và tôi có thể trông thấy và quan sát chúng tất cả. Tôi hiểu một cách sâu xa ý nghĩa thiêng liêng gói ghém trong đó. Vì đàn ông đã rút lui ra phía trước nhà, nên tới lượt các phụ nữ vào qùy xuống trước giường của Đức Maria để được chúc lành. Tôi thấy Đức Thánh Trinh Nữ ôm hôn một trong các phụ nữ đạo đức đang cúi xuống trên Mẹ. Ông Phêrô mặc áo tư tế tuyệt đẹp cử hành Thánh Lễ. Nó giống Thánh Lễ mà ông đã cử hành trong nhà thờ của hồ tắm Betsaida ngay sau khi Chúa Kitô về trời.

Ông Phêrô vừa mới bắt đầu lễ nghi, thì tôi thấy Philipphê từ Ai Cập về với một môn đệ, và ông vội vã đến ngay đầu giường Mẹ Thiên Chúa để nhận phép lành của Mẹ. Trong khi đó Phêrô kết thúc nghi thức truyền phép và chịu Mình Thánh Chúa. Ông đã phân phát Mình Thánh Chúa cho Tông Đồ, các môn đệ và tất cả mọi tín hữu hiện diện. Đức Maria không thể trông thấy bàn thờ, nhưng cho tới khi thánh lễ kéo dài Mẹ ngồi trên giường chìm đắm trong suy niệm. Tôi thấy ông Phêrô, sau khi đã trao Bí Tích Cực Thánh cho tất cả các Tông Đồ, tiến tới để trao Bánh Thánh Thể cho Mẹ lần cuối cùng và xức Dầu cho Mẹ. Khi đó diễn ra lễ nghi cuối cùng từ biệt Đức Mẹ. Tất cả các Tông Đồ rước kiệu trọng thể theo ông Phêrô. Ông Tađêô đi trước cầm bình hương, theo sau là Phêrô với Mình Thánh Chúa đựng trong một bình có hình thánh giá, rồi tới Gioan tay bưng một đĩa trên đó có Chén với Máu Thánh và vài cái hộp. Chén Thánh giống Chén của Bữa Tiệc Ly. Bà giúp việc của Đức Maria Rất Thánh đã đem tới gần giường Đức Mẹ một cái bàn, trang hoàng như bàn thờ, với các khăn dùng cho việc phụng tự trên đó có cây đèn nhiều ngọn đốt sáng. Đức Trinh Nữ không nói lới nào, nhưng tiếp tục nhìn lên cao và xuất thần sâu xa. Mẹ rất xanh xao và bất động. Thánh Phêrô xức dầu thánh trên mặt, hai tay, hai chân và cạnh sườn nơi áo Đức Mẹ có một nếp xẻ, mà không cần phải kéo áo lên. Sau cùng thánh nhân cho Mẹ Rước Lễ. Trong khi đó các Tông Đồ đọc các lời nguyện nhỏ tiếng. Trong lúc đó tôi thấy một luồng sáng trên trời xâm nhập Đức Maria, bao bọc Mẹ hoàn toàn và thấm nhập vào trong thân xác Mẹ. Rồi Đức Trinh Nữ rơi vào một cuộc xuất thần sâu xa. Chỉ có vài phụ nữ còn ở lại bên Mẹ, vì các Tông Đồ đã trở lại bàn thờ. Sau đó các vị mới cùng các môn đệ trở lại chung quanh giường của Mẹ Maria để cầu nguyện. Trong khi đó tôi có một thị kiến tuyệt vời khác: mái căn phòng của Đức Maria không còn nữa và từ Trời rộng mở có nhiều gương mặt thiên thần ngự xuống. Giữa các thiên thần mở ra một con Đường sáng dẫn lên cho tới thành Giêrusalem trên trời. Khi đó tôi thấy Đức Maria giang hai cánh tay về con Đường ấy, lập tức hai ca đoàn các thiên thần trên các đám mây rạng ngời bao bọc linh hồn Mẹ tách rời nó khỏi Thân Xác Thánh, và thân xác bất động rơi xuống giường, hai cánh tay vẫn bắt chéo trên ngực.

Chị Emmerick kể tiếp như sau: Tôi theo Linh Hồn Rất Thánh của Mẹ, được hộ tống bởi nhiều ca đoàn thiên thần, lên thành Giêrusalem trên trời, lên tới ngai của Thiên Chúa Ba Ngôi đáng tôn thờ. Tại đây đến gặp gỡ Mẹ với tất cả sự tôn kính lớn lao tẩt cả linh hồn của các Tổ Phụ thời xa xưa. Tôi thấy trong số đó có Ông Gioakim, bà Anna, ông Giuse, bà Elidabét, ông Dakharia và Gioan Tẩy Gỉa. Rồi tôi cũng thấy Chúa Giêsu tiếp đón Đức Mẹ với tình yêu thiên linh, Người đặt vào tay Mẹ một vương trượng và chỉ cho Mẹ trái dất bên đưới Mẹ, như để ban cho Mẹ một quyền bính đặc biệt. Tôi thấy Đức Mẹ vào trong vinh quang trên trời như thế, trong khi tất cả những gì ở trên trái đất chung quanh Mẹ biến mất khỏi mắt tôi. Có lẽ ông Phêrô, ông Gioan và vài môn đệ đã có cùng thị kiến, bởi vì họ không thể ngớt mắt nhìn trời. Đa số các ông qùy. Tôi thấy một ánh sáng rất mạnh khiến Trời và đất tràn ngập ánh quang như trong ngày Chúa Kitô lên Trời. Đó là lúc Đức Maria Rất Thánh, đẹp hơn bao giờ hết, lên Trời, theo sau có nhiều linh hồn được giải thoát khỏi Luyện Ngục. Cả hôm nay nữa, trong ngày kỷ niệm cái chết của Mẹ, tôi đã trông thấy nhiều linh hồn lên Thiên Đàng. Nhiều linh hồn sẽ vào Trời vào mỗi ngày kỷ niệm cái chết của Đức Bà. Những người có lòng sùng kính Mẹ cũng sẽ được ơn thánh ấy. Khi tôi quay cái nhìn về trái đất tôi thấy Xác Đức Trinh Nữ Thánh yên nghỉ tại chỗ của nó được chiếu sáng rạng ngời, với gương mặt nở hoa, có nụ cười tế nhị, hai tròng mắt nhắm và hai cánh tay bắt chéo trước ngực.

Số 158 tả đám táng và mộ của Đức Thánh Trinh Nữ. Khi Đức Thánh Trinh Nữ bỏ Xác Thánh cũng là giờ Đấng Cứu Thế tắt thở. Giờ thứ chín. Trong khi tôi thấy các Tông Đồ, các môn đệ và các phụ nữ đạo đức cầu nguyện, tôi nhận ra một di chuyển lớn trong toàn thiên nhiên, như trong đêm Chúa Giêsu Kitô sinh ra. Tôi thấy các phụ nữ đạo đức phủ trên xác thánh một tấm mền, các Tông Đồ và các môn đệ phủ phục ở phần trước của căn nhà. Lửa trong bếp tắt, tất cả các đồ đạc khác đươc thu gọn vào một góc và phủ khăn lên trên. Các phụ nữ che mặt và ngồi trên đất trong tiền phòng của Đức Maria, kẻ ngồi người đứng và họ bắt đầu cất lên các bài ca tang chế với sự buồn bã sâu xa. Nam giới thì đội mũ của áo choàng lên đầu và cừ hành một lễ nghi tống táng: hai người trong bọn qùy, một người đàng đầu một người đàng chân của xác thánh và cầu nguyên liên tục trong một lúc, rồi họ được thay thế bằng hai người khác và cứ thế thay phiên nhau. Tôi đã trông thấy các Tông Đồ thay đổi nhau bốn lần gần Xác Rất Thánh. Con gái bà Veronica, mẹ của Gioan Marcô và nhiều phụ nữ chuẩn bị Xác cho việc chôn cất. Theo thói quen do thái họ đã mang cỏ thơm và dầu để xức Xác Thánh.

Tôi thấy Máthêu và Anrê đến chặng cuối cùng Con Đường Thập Giá của Đức Maria, nghĩa là cái hang diễn tả huyệt mộ của Chúa Kitô. Họ đào rộng cái hố để cho Xác Đức Thánh Trinh Nữ an nghỉ tại đó. Cái hang của huyệt mộ không rộng rãi như cái hang huyệt mộ của Chúa Kitô, một người có tầm vóc trung bình có thể đứng mà không phải cúi đầu. Ở cửa vào đất hơi thấp xuống và giường đặt xác thì tương ứng với thân thể con người.

Sau khi làm việc vất vả, hai Tông Đồ đặt vào đó một cái cổng nhỏ. Chung quanh hang có một ngôi vườn, giống ngôi vườn của Thánh Mộ. Có một thánh giá được khắc trên một phiến đá. Nhiều phụ nữ đến để chuẩn bị Xác Thánh của Mẹ Thiên Chúa cho việc chôn cất. Họ đốt đuốc để trông cho rõ, trong khi các Tông Đồ cùng nhau cầu nguyện trước tiền đường, Đức Mẹ chỉ được phủ với một cái áo len dài. Họ cắt vài lọn tóc của Mẹ để giữ làm thánh tích. Tôi thấy hai phụ nữ rửa xác thánh, tôi tin rằng họ cầm trong tay các miếng bọt biển. Thân xác của Mẹ được rửa vời sự kính sợ và tôn sùng, phần nào rửa xong thì được che lại ngay. Xác Thánh luôn luôn được che lại và các phụ nữ cẩn thận không để lộ trần chút nào. Tôi thấy nước trong cái chậu được đổ vào một cái hố gần nhà và chậu lại được đổ đầy nước mát khác. Sau cùng xác thánh được mặc một áo mới và được đặt trên một cái bàn.

Đức Mẹ hoàn toàn được cuốn băng vải chỉ trừ đầu ngực chân và tay. Sau thánh lễ trọng thể do thánh Phêrô cử hành và sau khi Bí tích cực thánh được phân phát cho tất cả mọi người, tôi thấy Phêrô và Gioan còn mặc lễ phục trang trọng vào trong phòng đặt xác. Gioan đem theo một bình dầu thơm; Phêrô trong khi đọc các lời nguyện, nhúng ngón cái tay phải vào bình dầu và xức trên trên trán, giữa ngực, hai tay và hai chân của Đức Maria Rất Thánh. Trên trán và trên ngực ông vẽ dấu thánh giá. Nhưng đây không phải là việc xức dầu lần cuối mà Đức Maria đã nhận rồi khi còn sống, nhưng tôi tin đây là việc tỏ lộ vinh danh đối với Xác Thánh, giống như người ta đã làm trong dịp mai táng Đấng Cứu Thế. Khi các phụ nữ đã xong việc tẩm thuốc thơm, họ bắt chéo hai cánh tay Người lại, bọc xác chặt trong các băng vải rồi đắp trên mặt một tấm khăn liệm lớn trong suốt, xem như trắng rạng ngời giữa các cỏ thơm. Khi đó họ đặt Xác Thánh vào trong một cái hòm giống như một chiếc giường nghỉ. Nó là một cái bàn với cạnh hơi nhô cao một chút và một nắp đậy phồng lên trên và rất nhẹ. Người ta đặt trên ngực Đức Mẹ một vòng hoa trắng đỏ và xanh da trời, biểu tượng cho sự đồng trinh.

Thế rồi tất cả mọi người qùy xuống, lặng lẽ khóc. Rồi họ chạm vào tay Mẹ như để nói lời chào cuối cùng, và trùm một tấm khăn lên mặt thánh của Mẹ và đậy nắp hòm lại. Sáu Tông Đồ khiêng hòm trên vai trong khi các Tông Đồ khác, các môn đệ, các phụ nữ đạo đức, và tất cả mọi người khác đi trước và theo sau đám rước xác. Tôi thấy Giacôbê Nhỏ, Bartolomeo và Anrê, Taddeo, Mattia và một người khác mà tôi không nhớ tên khiêng quan tài. Chiều đã xế bóng và đoàn rước được soi sáng bởi 4 bó đuốc. Con đường đi thắng tới Đường Đau Khổ. Hòm được bốn người đặt vào trong mộ. Rồi từng người một họ vào, khóc và từ giã một lần nữa và để hoa và dầu thơm cho Mẹ Thiên Chúa. Nhiều người qùy gối trong nỗi buồn sâu thẳm. Khi nước mắt và lời cầu nguyện đã được đổ ra tràn đầy thì trời đã tối mù và các Tông Đồ đóng cửa vào mồ lại. Tất cả mọi sự đã hết. Lối vào bị bao phủ bới một hàng rào lớn đan bằng các thứ cây xanh khác nhau, phần có hoa phần có đầy trái. Sau cùng họ lấy nước từ con suối bên cạnh tưới chân hàng dậu. Và như thế chỉ trong ít lâu người ta không nhận ra lối vào mộ nữa. Mọi người ra về đi theo các lối khác nhau, ngoại trừ vài người ở lại gần mộ để cầu nguyện ban đêm. Khi đi xuống Đường Đau Khổ nhiều người dừng lại cầu nguyện lâu dọc đường.