Phép Lạ Thánh Thể khắp nơi trên thế giới

Những điểm nào cần phải chú trọng đến trong
Giáo lý về các Phép Lạ Thánh Thể?

Đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh vào môt vài giới hạn chúng ta nên nhắc đến trong Giáo lý về Phép lạ Thánh Thể. Dựa theo đó, tôi sẽ đưa ra những khía cạnh tích cực các phép lạ này có thể cống hiến cho giáo lý nói trên.

1/CÁC GIỚI HẠN:
  • Đức tin của chúng ta không đặt trên Phép lạ Thánh Thể, nhưng vào việc rao truyền những lời của Chúa Giêsu, mà chúng ta đã nhận lãnh với đức tin qua tác động của Chúa Thánh Linh. Chúng ta tin, vì đã tin vào những lời giảng dạy (xem Galát 3:5); "fides ex auditu, auditus autem per verbum Christi" (Rôma 10:17: "Có đức tin nhờ được nghe giảng, và nghe giảng là nghe công bố lời của Đức Kitô; à theo đó, việc giảng dạy cũng dựa vào lời của Chúa. Tin là một hành vi thông thái, dưới ảnh hưởng của ý chí tác động do ơn thánh của Chúa, dẫn đưa chúng ta đến sự thật thần thiêng" (Thánh Thomas, Summa Theologiae, II-II, q.2, a.9, c).

    Đức tin của chúng ta đặt vào Thánh Thể mà trọng tâm là Chúa Kitô, trong khi đi giảng đạo Chúa đã báo trước về việc lập nên Bí tích Thánh Thể, và Ngài đã cử hành Bí tích mầu nhiệm này trong bữa Tiệc Ly với các Môn đệ Chúa, trong ngày Thứ Năm Thánh.

    Kể từ lúc ấy, Giáo hội đã ngoan ngùy vâng theo lời Chúa phán dạy, "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (1 Corintô 11:24), Giáo hội luôn bền đỗ với một niềm tin sắt son - trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể nhất là vào ngày Chủ nhật, ngày Đức Chúa Giêsu sống lại, và Giáo hội sẽ vẫn tiếp tục cử hành "cho đến khi Chúa lại đến" (1 Corintô 11:26).

  • Người Kitô hữu không bắt buộc phải tin vào Phép lạ Thánh Thể. Những phép lạ này không buộc các tín hữu phải tin, mặc dù đã được chuẩn nhận một cách chính thức bởi Giáo hội. Mỗi người tín hữu chúng ta đều có quyền quyết định về niềm tin của mình. Không ai bị bắt buộc phải tin vào những mạc khải riêng tư, ngay cả khi những mạc khải riêng tư ấy được Giáo hội công nhận.

  • Theo nguyên tắc thì ngươì tín hữu không được quên là Chúa có thể đến một cách thần diệu bất cứ trong lúc nào, bất cứ nơi nào, hoàn cảnh, hoặc qua cá nhân nào. Trong trường hợp của cá nhân, thật khó có thể phân định được là mạc khải riêng tư có thực sự thuộc về Chúa hay không.

  • Giáo hội có thái dộ rất thận trọng, đối với những hiện tượng thần bí (chẳng hạn như trường hợp của các Phép lạ Thánh thể), và sự thận trọng này được minh chứng, vì những nguy cơ có thể xảy đến với chúng ta cùng với những việc khác, như là:

    • Nghĩ rằng Chúa có điều gì quên nhắn nhủ chúng ta trong khi Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể

    • Khiến việc Rước Lễ ngày Chủ Nhật trở nên việc thứ yếu

    • Chỉ chú trọng quá đáng đến những hiện tượng lạ lùng kỳ diệu, và kết quả là đánh giá thấp đối với những “chiều kích hàng ngày” trong đời sống thiêng liêng của người tín hữu và trong đời sống của Giáo hội

    • Dễ dàng tin tưởng cách thái quá vào những điềm thiêng dấu lạ được đề xướng, hoặc vào các ảo tưởng

    Giáo hội chỉ chấp nhận một phép lạ Thánh Thể có hội đủ những yếu tố sau đây:

    • Biến cố đang được xem xét không đi ngược lại đức tin và đạo đức

    • Có đủ điều kiện hợp lệ khi phổ biến trong quần chúng 

    • Người tín hữu được chỉ thị phải thận trọng khi nhìn nhận và tin vào phép lạ ấy

    Mặc dù không ai bị bắt buộc là phải tin vào những phép lạ, người đã tin nên tỏ thái độ kính trọng đối với những phép lạ Thánh Thể đã được Giáo hội chuẩn nhận là có thực.


2/ NHỮNG KHÍA CẠNH TÍCH CỰC: 

Các phép lạ Thánh thể có thể đem lại ích lợi và hoa trái đức tin đến cho chúng ta, chẳng hạn như:

  • Giúp ta nhận biết những giá trị thiêng liêng vượt qua tầm hiểu biết và những gì có thể nhìn thấy, giúp chúng ta cảm nhận được một sự việc siêu việt đã xảy ra. Vì phép lạ Thánh thể được chấp nhận dưới hình thức thần bí, nên không thể giải thích bằng các dữ kiện khoa học hay các nguyên lý. Phép lạ vượt quá lý lẽ của con người và thách đố chúng ta ‘vượt qua’ những gì chúng ta có thể hiểu, nhìn thấy, những gì thuộc về con người; có nghĩa là, giúp con người chúng ta chấp nhận những điều mà khoa học không thể cắt nghĩa được.

  • Cho chúng ta cơ hội – trong khi dạy Giáo lý - để nói về những Mạc khải chung và tầm quan trọng đem đến cho Gíao hội và các tín hữu Kitô.  Các phép lạ Thánh thể đều toàn là những biến cố kỳ diệu đã xảy đến, sau khi Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, sau khi Tân ước kết thúc, và ở phần cuối cùng của Mạc khải chung.

Mạc khải chung có nghĩa là gì?

Mạc khải chung là những sự việc:

    • do chính Chúa ban cho, bắt đầu từ tổ phụ Abraham và qua các tiên tri, cho đến thời Chúa Giêsu

    • được chứng minh trong cả hai phần Cựu ước và Tân ước trong Thánh Kinh.

    • đến cho mọi người và tất cả con người ở vào các thời gian và các nơi khác nhau

    • hoàn toàn khác với những gì được gọi là mạc khải riêng, trên bản chất cũng như trên mức độ

    • kết thúc qua Đức Kitô, và cái chết của Môn đệ cuối cùng của Chúa trong Tân ước, như Giáo hội đã cho thấy.

Tại sao Mạc khải chung kết thúc với Đức Kitô và cái chết của Mộn đệ cuối cùng của Chúa?

Bởi vì Chúa Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian và là Đấng Trọn Hảo của Mạc khải.

“Bởi vì Người, Con Một duy nhất của Thiên Chúa đã làm Người, Người là Ngôi Lời trọn lành và tuyệt đối của Thiên Chúa Cha. Qua việc Thiên Chúa cho Con của Ngài xuống thế làm Người và việc Chúa trao ban ân huệ của Chúa Thánh Thần, Mạc khải dựa vào đó đã hoàn tất; mặc dù đức tin của Giáo hội phải từ từ đạt tới ý nghĩa trọn vẹn của nó trải qua nhiều thế kỷ .” (Compendium – Giáo lý Công giáo, n. 9)

“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài .” (Do Thái 1:1-2)

Nói cách khác là Đức Kitô, Con Thiên Chúa xuống thế làm Người, là Ngôi Lời Độc Đáo, Trọn Hảo và Tối hậu của Thiên Chúa Cha, nhờ Người mà Thiên Chúa đã phán dạy và tạo dựng muôn loài, và sẽ không có Ngôi Lời nào khác.

“Từ khi Thiên Chúa ban Con Một của Ngài cho chúng ta, Đấng Duy nhất và cũng là Ngôi Lời Tối hậu, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta tất cả trong một lúc và không còn gì khác để nói nữa” (Thánh Gioan Thánh Giá)

“Vì thế cho nên cơ cấu tổ chức Kitô – vì tính chất mới lạ và là sự giao hòa tối hậu, nên không bao giờ chấm dứt. Chúng ta không bao giờ có mạc khải chung nào trước khi Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô đến trong vinh quang” (Công đồng Vaticanô II, Hiến chế Dei verbum, 4)

Như thế kết luận về mạc khải chung là gì?

Sau đây là một vài kết luận:

    • Thiên Chúa của các Kitô hữu là Đấng đáng được trông cậy và tín thác. Mạc khải dựa trên nền tảng Kinh Thánh, không phải dựa vào những lời truyền tụng từ những người tin.

    • Chúng ta không thể trông đợi ở Chúa mạc khải mới nào khác ngoài việc Chúa Kitô sẽ đến trong vinh quang, Đấng sẽ tạo ra “Trời mới Đất mới” (2 Phêrô 3;13); hầu Thiên Chúa Cha có thể “có toàn quyền trên muôn loài” (1 Côrintô 15:28)

    • Giáo hội luôn dựa trên những sự kiện thánh sử độc đáo và theo lời trong Sách Thánh, với sứ vụ là xác quyết, giải thích, đạt đến một sự thông hiểu tường tận hơn, và minh chứng cho Mạc khải chung. Việc này đã có là nhờ vào sự hướng dẫn của Thần Khí, Đấng Dẫn dắt và Phù trợ cho Giáo hội có thể hiểu rõ hơn về Kho Báu của Giáo hội là Chúa Giêsu Kitô.

    • Mạc khải chung đòi hỏi chúng ta phải có đức tin: “Qua mạc khải, bằng lời nói của con người và qua sự trung gian của cộng đoàn sống động của Giáo hội, chính Thiên Chúa đã nói với từng người chúng ta không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia, thời gian hoặc nơi chốn. Việc Chúa đã phán dạy chúng ta rất rõ ràng, đã khẳng định cho tôi thấy tôi đang đối diện với sự thật, và vì thế tôi đã xác quyết qua điều không nằm trong sự hiểu biết của con người. Đây là sự xác quyết mà dựa vào đó tôi sống, và chết trong niềm tín thác vào chân lý ấy” ỦY BAN TÍN LÝ, Thông điệp Fatima, trang 34)

    • Tuy nhiên cho dù Mạc khải đã hoàn tất, không có nghĩa là mạc khải này hoàn toàn minh bạch. Nhờ vào đức tin Công giáo giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa một cách thẳm sâu hơn, suy đi gẫm lại về việc ấy, và phổ biến đến cho mọi người một cách liên lỉ với lòng can đảm. Qua cách ấy, chúng ta có thể đạt đến ý nghĩa trọng yếu của mạc khải, trải qua nhiều thời gian.

  • Phép lạ Thánh Thể giúp chúng ta thông hiểu và sống đức tin có Chúa Kitô và Thánh Thể Chúa là trọng tâm. Những Phép lạ này rất hữu ích nếu chỉ chú trọng vào Đức Kitô và không đứng ra một cách độc lập. Phép lạ có thể tăng cường đức tin khách quan của người tin và của cả những người không tin. Chính vì thế chúng có thể giúp ích cho lòng tin của họ, nếu hướng dẫn mọi người đến phép Thánh Thể lập nên bởi Chúa Kitô và cử hành vào mỗi ngày Chủ nhật. Các phép lạ phải dùng cho việc phục vụ đức tin. Chúng không được thêm điều gì khác vào món quà độc nhất vô nhị là Thánh Thể Đức Kitô, mà chỉ có thể dùng để nhắc nhở chúng ta nhận biết và cảm nhận rõ ràng hơn về quà tặng của Chúa. Phép lạ có thể trợ giúp chúng ta, nhưng không là món quà mà ta bị bắt buộc phải dùng.

  • Phép Lạ Thánh Thể có thể giúp chúng ta cảm nhận, trân quý và yêu mến Thánh Thể.

    Phép lạ có thể giúp khám phá ra mầu nhiệm, sự đẹp đẽ phong phú của Thánh Thể. Trong Hiến chế Tín lý của Giáo hội Công giáo, do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chuẩn nhận và phát hành tháng 6 vừa qua có nhắc đến:

    “Thánh Thể là nguồn mạch và là đỉnh cao của đời sống người Kitô hữu. Qua Thánh Thể, hành động thánh hóa của Chúa đối với việc chúng ta tôn kính và thờ phượng lên đến đỉnh cao nhất của những việc ấy. Hành động này bao hàm tất cả những sự trọn hảo thiêng liêng của Giáo hội, tức là Chúa Kitô, Vượt Qua của chúng ta. Sự hiệp thông với đời sống thần thiêng và sự liên kết của Cộng đoàn dân Chúa đều thể hiện qua Thánh Thể và chịu ảnh hưởng bởi Thánh Thể. Qua việc cử hành Thánh Lễ chúng ta được kết hợp với Thánh Lễ trên thiên quốc, và nhờ đó nếm trước được mùi vị của đời sống vĩnh hằng” (số. 274)
  • Chúng ta không bao giờ được quên nói đến việc Thánh Thể là phép lạ hàng ngày đích thực và phong phú vô cùng.

    • Đây là một Bí tích: “Các phép Bí tích do Chúa Kitô lập ra cho Giáo hội, là những dấu hiệu ân sủng Chúa rõ rệt mà các giác quan có thể nhận biết. Qua các Bí tích chúng ta được ban cho đời sống thiêng liêng.( …) Các Bí tích là những ex opere operato (‘qua việc cử hành các phép Bí tích '), vì chính Chúa Kitô làm việc qua các Bí tích và trao ban các ân sủng của Ngài cho chúng ta. Ơn ích của các Bí tích không dựa vào đạo đức cá nhân của người cử hành” (Hiến chế Tín Lý Giáo Hội Công giáo, số 224 và 229).

    • Đây là Bí tích cực trọng cử hành ngày Chủ nhật. Chúng ta phải nhấn mạnh vào phép lạ phổ thông và hiện đến nhiều nhất cho tất cả mọi người, là phép lạ xảy ra trong các nhà thờ bất cứ lúc nào Thánh Lễ được cử hành.

      “Thánh Thể là hy lễ hiến tế do Mình và Máu Chúa Giêsu để làm cho hy sinh của Chúa trên thập giá qua các thời đại trở nên thường hằng, cho đến khi Chúa lại đến trong vinh quang. Chúa Giêsu đã phó thác cho Giáo hội của Ngài việc tưởng niệm về cái chết và sự Phục Sinh của Chúa. Đây cũng là dấu chỉ của hiệp nhất, là mối dây bác ái, là bàn tiệc thánh trong đó Chúa Kitô cho ta rước, tâm trí ta sẽ tràn đầy ơn Chúa, và lời nài xin cho chúng ta được hưởng vinh quang đời sau” (Hiến chế Compendium, 271).

      Thực sự thì phép lạ cực trọng và huyền nhiệm trên hết là phép lạ xảy ra trong bất cứ khi nào có cử hành Thánh Lễ, trong khi Chúa Kitô hiện diện “một cách thật độc đáo vô song”. Chúa hiện diện một cách xác thực, với chính Mình và Máu của Ngài, với Linh hồn và Thần Tính của Ngài. Vì thế trong Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện qua hình Bánh và Rượu, với toàn thể những gì thuộc về Ngài, Thiên Chúa và Con Người” (Hiến chế, số 282). Để cho Hy lễ Hiến tế trên thập giá được trở thành xác thực, Chúa trở nên của ăn thức uống của chúng ta, với Mình và Máu của Ngài, để kếp hợp chúng ta với Chúa và với nhau, và trở nên của ăn đàng cho chúng ta trên đường về nhà Cha.

      Đây chính là mầu nhiệm phép lạ cao trọng nhất, mà chúng ta được mời gọi để cùng cử hành, đặc biệt nhất là vào ngày Chủ nhật với toàn thể Giáo hội, để cùng bẻ tấm bánh – mà theo lời thánh Ignatius ở Antioch gọi là, “liều thuốc trường sinh, phương thuốc thần dược gìn giữ cho chúng ta khỏi bị chết đi, và giúp ta có cuộc sống đời đời trong Đức Kitô .”

  • Nên dùng những Đền thờ tôn kính Các Phép Lạ Thánh Thể mà giáo hội chấp nhận, để làm nơi cử hành phụng vụ (nhất là nơi cử hành Bí Tích Hòa giải), cũng như những nơi dùng để cầu nguyện và thờ phượng, để dạy giáo lý và thực hành đức ái.

  • Phép lạ Thánh Thể tác động và liên quan với lòng mến mộ của mọi người

    Phép lạ Thánh Thể thường phát xuất từ lòng mến mộ của mọi người, và phản ảnh qua sự mến mộ này. Các phép lạ đem lại năng động mớí và biểu hiện năng động ấy qua những hình thức mới lạ. Việc này không có nghĩa là phép lạ tự nó không tạo nên ảnh hưởng nào ngay cả trên việc phụng vụ, chẳng hạn như lễ Mình Máu Thánh Chúa đã chứng tỏ. Phụng vụ Thánh Lễ là nền tảng căn bản, là biểu hiện sống động của toàn Giáo hội được nuôi dưỡng bằng Phúc Âm.

Monsignor Raffaello Martinelli signature

Đức Ông Rafaello Martinelli
Viện trưởng Thần học viện Công giáo Quốc tế St. Charles
Chủ tịch Ủy ban Tín Lý

 


 

Phép Lạ Thánh Thể

Lời dẫn nhập

Cách đây vài năm tôi đã xuất bản các bài nghiên cứu của tôi về các phép lạ Thánh Thể; tuy nhiên, hãy xem kìa, tôi đã nhận được một bức thư bàn cãi về những tài liệu tôi đã thu thập được. Tác giả của bức thư ấy cho rằng các sự kiện Thánh Thể "bị chảy máu" chỉ là kết quả của một thời đại ngây thơ dễ tin tưởng vào những phép lạ tưởng tượng.

Phản thuyết này đã khiến tôi bị khổ sở nhiều. Lý do thì thật giản dị: Sự việc không thế nào xảy ra như thế, và sự thật đã minh chứng rõ ràng.

Há chẳng phải là Cha Piô, một vị thánh của thế kỳ thứ 20, ngài đã chẳng là một phép lạ Thánh Thể sống động hay sao? Cuộc đời phi thường của ngài luôn dính chặt vào Bàn thánh, Thánh Lễ, và Máu Chúa.

Và ai có thể quả quyết rằng Cha thánh Piô chỉ là một khám phá mới của những kẻ khờ dại và các thị nhân của thế kỷ thứ 20? Bà Teresa Neumann đã qua đời năm 1962 ngay giữa thế kỷ 20, bà đã được nuôi sống chỉ nhờ vào Thánh Thể trong suốt ba mươi sáu năm trời. Các phái đoàn y khoa đã thay phiên nhau túc trực bên giường của bà để quan sát ngày đêm. Cuối cùng, họ phải chấp nhận là hiện tượng này vô phương giải thích bởi con người.

Việc này cũng là một phép lạ Thánh Thể. Nào ai có thể phủ nhận được?

Bà Marthe Robin, qua đời năm 1981, cũng đã sống chỉ nhờ vào Thánh Thể qua ba mươi ba năm. Có nhiều lúc, trước sự sửng sốt của các người chứng, mặc dù không thể nuốt được, bà đã hít thở Thánh Thể vào, với một dáng vẻ biểu lộ lòng yêu mến thiết tha đối với Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể.

Nói về Marthe Robin, triết gia nổi tiếng Jean Guitton có viết như sau: “Người đàn bà tôi sắp tả ra đây chỉ là một bà Pháp nhà quê. Có lẽ bà là phụ nữ lạ lùng nhất, tuyệt vời nhất và khó hiểu nhất trong thời đại của chúng ta. Từ khi gặp bà lần đầu, tôi đã có cảm giác là có ngày tôi sẽ không thế nào không xin nói chuyện với bà .” Tại sao? Bởi vì lý do rất giản dị là đời người đàn bà này là một phép lạ ngân vang …gắn liền với Thánh Thể Cực Trọng.

Với tất cả sự tôn nghiêm kính trọng, những trang giấy này thuật lại nhiều Phép lạ Thánh thể và để cho các Phép lạ này tự lên tiếng nói. Thật đáng phải đọc những trang này …hầu chúng ta có thể nghe âm vang tiếng vọng tình yêu Thiên Chúa ngân nga trong mỗi Thánh Lễ. Hôm nay …cũng như hôm qua! Những trang này nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù các phép lạ Thánh Thể liên kết với Mình Thánh Chúa để khẳng định – cùng với các Thánh đường, Thần học viện, Đền thánh, ảnh tượng, văn thi hoạ và âm nhạc, và những Việc lành thiện hảo- là Âu châu đã thành hình, lớn lên và được dưỡng nuôi với cùng một đức tin trong Chúa Giêsu thành Nazarét, Đấng Duy Nhất và Đấng Cứu Thế độc nhất vô nhị.

+ Angelo Comastri
Chủ tịch, Úy Ban Thánh Thể

Loreto, ngày 23 tháng Hai, ngày lễ Thánh Polycarp.


Phép lạ Thánh Thể trên khắp Thế giới

Phép Lạ Thánh Thể

Các phép lạ Thánh Thể là mạc khải siêu vời của Thiên Chúa, dùng để củng cố đức tin chúng ta qua sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Chúa trong Thánh Thể. Chúng ta đều biết những giáo huấn Công giáo về sự hiện diện thực sự của Chúa. Với lời truyền phép của linh mục: “Này là Mình Thầy,” “Này là Máu Thầy,” bánh thánh trở thành Mình Chúa, và chất rượu trở nên Máu Chúa. Việc biến đổi kỳ diệu này là một sự chuyển thể - transubstantiation, có nghĩa là con đường nối liền của vật thể. Từ bánh và rượu thông thường chỉ còn lại dấu vết bên ngoài hoặc những gì thuộc cùng chủng loại, mà triết học định nghĩa là các biến cố. Nói cách khác, chỉ có kich thước, màu sắc, mùi vị, và ngay cả giá trị dinh dưỡng của các loại này còn tồn tại. Tuy nhiên, trong cái mà ta tạm gọi là vật thể này, trong thực tế thật sự không thể tồn tại được, vì vật thể này đã biến thành Mình Máu của Chúa.

Các giác quan không sao có thể cảm nhận được việc chuyểnthể ; mà chỉ có đức tin có thể xác tín cho chúng ta về việc chuyển biến kỳ diệu này.

Các phép lạ Thánh Thể nhằm vào sự tăng cường đức tin của chúng ta dựa trên những lời Chúa Giêsu đã phán, về bánh không còn là hình bánh nữa, và rượu cũng không còn là chất rượu nữa. Trên thực tế, trong phép lạ hánh Thể, máu thịt – có khi cả hai- xuất hiện cho chúng ta thấy, tùy theo trường hợp. Mục đích của những phép lạ này là muốn cho chúng ta không được nhìn vào hình dáng bề ngoài (bánh và rượu), mà phải nhìn vào vật thể, vào thực tế sự thật của việc biến chuyển, có nghĩa là chăm chú quan tâm vào thịt và máu mà thôi.

Các thần học gia thời trung cổ đã khảo sát các Phép lạ Thánh Thể rất kỹ luỡng (là việc thường xảy ra thời bấy giờ) và đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau; tuy nhiên cách dẫn giải sâu sắc và hợp lý nhất là do thánh Tôma Aquinô, vị “Tiến sĩ về Thánh Thể”, (Summa Theologica II, q.76, a.8)

Thánh Tôma cho rằng thịt và máu hiện ra sau phép lạ là sự biến đổi của các vật chất Thánh Thể, thuộc về biến cố, và không chạm đến vật thể thực sự thuộc về Mình và Máu Chúa Kitô. Nói cách khác là, chất bánh và rượu đã biến chuyển một cách nhiệm mầu trở nên máu và thịt, nhưng Mình Máu thực sự của Chúa Giêsu không phải là những gì chúng ta thấy, mà đã ẩn dưới chất máu thịt ngay cả trước khi phép lạ xảy ra.

Nếu máu thịt đã biến thể thực sự là Mình Máu Chúa Kitô, thì ta có thể nói là, hóa ra Chúa Giêsu Phục Sinh - Đấng lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha - Ngài bị mất một phần Mình Máu của Ngài , là một sự việc không thể chấp nhận được.

Vì thế chúng ta chỉ nên nói là máu và thịt hiện ra trong các phép lạ chỉ tuân theo quy tắc của các chất thể này, hoặc theo dạng của nó; có nghĩa là theo quy tắc của chất bánh và rượu, không hơn cũng không kém.

Chúa đã làm ra những phép lạ cho chúng ta một dấu hiệu mà tất cả mọi người đều có thể thấy được dễ dàng, để chứng tỏ rằng có Mình Máu thực sự của Chúa trong Thánh Thể.

Tuy nhiên Máu Thịt thực sự không phải là những gì chúng ta thấy hiện ra, và đúng hơn phải là những gì đã chuyển hóa, hoặc ở dưới dạng các vật thể; những vật thể này chỉ là bánh và rượu trước khi phép lạ xảy ra, và sau phép lạ thì biến thành thịt và máu.

Dưới hình dạng của Thịt và Máu đã chuyển thể từ hình bánh và rượu, Chúa Giêsu đích thực có mặt, cũng như Ngài đã hiện diện thực sự trước khi phép lạ xảy ra. Chính bởi lý do này, chúng ta có thể tôn thờ Chúa Giêsu thực sự hiện diện dưới dạng Thịt và Máu.



Linh mục Roberto Coggi, O.P. 


 

PHÉP LẠ CỦA CÁC QUỐC GIA


Nước Áo

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Nước Áo  (PDF: 418k)

Fiecht, 1310  (PDF: 609k)

Seefeld, 1384  (PDF: 761k)

Weiten-Raxendorf, 1411  (PDF: 768k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Nước Áo



Nước Bỉ

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Nước Bỉ  (PDF: 452k)

Bois-Seigneur-Isaac, 1405  (PDF: 599k)

Bruges, 1203  (PDF: 701k)

Brussels, 1370  (PDF: 656k)

Herentals, 1412  (PDF: 606k)

Herkenrode-Hasselt, 1317  (PDF: 658k)

Liége (Corpus Christi), 1374  (PDF: 684k)

Middleburg-Louvain, 1374  (PDF: 614k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Nước Bỉ



Martinique, Vùng đảo Caribbean

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Martinique, Vùng đảo Caribbean  (PDF: 404k)

Morne-Rouge, 1902  (PDF: 661k)

Bản đồ: Martinique, Vùng đảo Caribbean



Colombia

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Colombia  (PDF: 419k)

Tumaco, 1906  (PDF: 544k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Colombia



Croatia

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Croatia  (PDF: 435k)

Ludbreg, 1411 (phần 1)  (PDF: 576k)
Ludbreg, 1411 (phần 2)  (PDF: 792k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Croatia



Ai Cập

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Ai Cập  (PDF: 451k)

Jordan-Sa mạc Á rập-Thánh Maria Ai cập, Thế kỷ thứ 6 (PDF: 645k)

Scete, Thế kỷ thứ 3-5  (PDF: 584k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Ai Cập



Nước Pháp

Bản đồ:  

Phép lạ Thánh Thể Nước Pháp  (PDF: 431k)

Avignon, 1433 (phần 1)  (PDF: 653k)
Avignon, 1433 (phần 2)  (PDF: 735k)

Blanot, 1331  (PDF: 615k)

Bordeaux, 1822  (PDF: 622k)

Dijon, 1430  (PDF: 761k)

Douai, 1254  (PDF: 599k)

Faverney, 1608  (PDF: 664k)

La Rochelle, 1461
Neuvy Saint Sépulcre, 1257
  (PDF: 557k)

Les Ulmes, 1668  (PDF: 589k)

Marseille-En-Beauvais, 1533  (PDF: 609k)

Paris, 1290 (phần 1)  (PDF: 630k)
Paris, 1290 (phần 2)  (PDF: 786k)

Pressac, 1643  (PDF: 642k)

Bản đồ: Phép lạ Thánh Thể Nước Pháp



Nước Đức

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Nước Đức  (PDF: 439k)

Augsburg, 1194  (PDF: 560k)

Benningen, 1216  (PDF: 617k)

Bettbrunn, 1125  (PDF: 582k)

Erding, 1417  (PDF: 628k)

Kranenburg, District of Kleve, 1280  (PDF: 595k)

Regensburg, 1255  (PDF: 653k)

Walldürn, 1330  (PDF: 716k)

Weingarten (phần 1)  (PDF: 670k)
Weingarten (phần 2)  (PDF: 737k)

Wilsnack, 1383  (PDF: 741k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Nước Đức



Ấn Độ

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Ấn Độ  (PDF: 423k)

Chirattakonam, 2001  (PDF: 559k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Ấn Độ



Đảo La Réunion

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Đảo La Réunion  (PDF: 414k)

Saint-André de la Réunion, 1902  (PDF: 563k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Đảo La Réunion



Nước Ý

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Nước Ý  (PDF: 452k)

Alatri, 1228  (PDF: 588k)

Assisi (Saint Clare), 1240  (PDF: 633k)

Asti, 1535  (PDF: 625k)

Asti, 1718  (PDF: 553k)

Bagno Di Romagna, 1412  (PDF: 578k)

Bolsena, 1264 (phần 1)  (PDF: 590k)
Bolsena, 1264 (phần 2)  (PDF: 724k)

Canosio, 1630  (PDF: 620k)

Cascia, 1330  (PDF: 611k)

Cava Dei Tirreni, 1656  (PDF: 724k)

Dronero, 1631
San Mauro La Bruca, 1969
  (PDF: 575k)

Ferrara, 1171  (PDF: 614k)

Florence, 1230-1595  (PDF: 586k)

Gruaro (Valvasone), 1294  (PDF: 598k)

Lanciano, 750 A.D. (phần 1)  (PDF: 634k)
Lanciano, 750 A.D. (phần 2)  (PDF: 642k)

Macerata, 1356  (PDF: 616k)

Mogoro, 1604  (PDF: 614k)

Morrovalle, 1560  (PDF: 580k)

Offida, 1273-1280  (PDF: 596k)

Patierno (Naples), 1772  (PDF: 599k)

Rimini, 1227  (PDF: 618k)

Rôma, Thế kỷ thứ sáu-bảy (phần 1)  (PDF: 705k)
Rôma, Thế kỷ thứ sáu-bảy (phần 2)  (PDF: 681k)

Rôma, 1610  (PDF: 628k)

Rosano, 1948  (PDF: 607k)

Thánh Phêrô Damian, Thế kỷ thứ 11
Scala, 1732
  (PDF: 570k)

Siena, 1730  (PDF: 577k)

Trani, Thế kỷ 11  (PDF: 589k)

Turin, 1453 (phần 1)  (PDF: 637k)
Turin, 1453 (phần 2)  (PDF: 740k)

Turin, 1640  (PDF: 631k)

Veroli, 1570  (PDF: 587k)

Volterra, 1472  (PDF: 637k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Nước Ý



Netherlands

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Netherlands - (PDF: 442k)

Alkmaar, 1429  (PDF: 681k)

Amsterdam, 1345 (phần 1)  (PDF: 648k)
Amsterdam, 1345 (phần 2)  (PDF: 786k)

Bergen, 1421  (PDF: 638k)

Boxmeer, 1400  (PDF: 682k)

Boxtel-Hoogstraten, 1380  (PDF: 664k)

Breda-Niervaart, 1300  (PDF: 680k)

Meerssen, 1222-1465  (PDF: 631k)

Stiphout, 1342  (PDF: 655k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Netherlands



Peru

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Peru - (PDF: 403k)

Eten, 1649  (PDF: 659k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Peru



Ba Lan

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Ba Lan  (PDF: 407k)

Glotowo, 1290  (PDF: 574k)

Krakow, 1345  (PDF: 641k)

Poznan, 1399  (PDF: 593k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Ba Lan



Bồ Đào Nha

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Bồ Đào Nha  (PDF: 447k)

Santarém, 1247 (phần 1)  (PDF: 583k)
Santarém, 1247 (phần 2)  (PDF: 680k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Bồ Đào Nha



Tây Ban Nha

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Tây Ban Nha  (PDF: 427k)

Alboraya-Almácera, 1348 (phần 1)  (PDF: 565k)
Alboraya-Almácera, 1348 (phần 2)  (PDF: 657k)

Alcalá, 1597  (PDF: 572k)

Alcoy, 1568  (PDF: 597k)

Caravaca de la Cruz, 1231  (PDF: 578kf)

Cimballa, 1370  (PDF: 607k)

Daroca, 1239 (phần 1)  (PDF: 608k)
Daroca, 1239 (phần 2)  (PDF: 790k)

Gerona, 1297  (PDF: 543k)

Gorkum-El Escorial, 1572  (PDF: 640k)

Guadalupe, 1420  (PDF: 658k)

Ivorra, 1010 (phần 1)  (PDF: 595k)
Ivorra, 1010 (phần 2)  (PDF: 604k)

Moncada, 1392  (PDF: 619k)

Montserrat, 1657  (PDF: 589k)

O’Cebreiro, 1300  (PDF: 541k)

Onil, 1824 (phần 1)  (PDF: 629k)
Onil, 1824 (phần 2)  (PDF: 730k)

Ponferrada, 1533  (PDF: 583k)

Saint John of the Abbesses, 1251  (PDF: 634k)

Silla, 1907  (PDF: 610k)

Valencia (phần 1)  (PDF: 560k)
Valencia (phần 2)  (PDF: 663k)

Zaragoza, 1427  (PDF: 596k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Tây Ban Nha



Thụy Sĩ

Bản đồ:  

Phép Lạ Thánh Thể Thụy Sĩ  (PDF: 416k)

Ettiswil, 1447  (PDF: 612k)

Bản đồ: Phép Lạ Thánh Thể Thụy Sĩ



Các Thánh, Các Nhà Thần bí và Thánh Thể

Thánh Tâm Chúa Giêsu, Thế kỷ 17  (PDF: 565k)

Thánh Tôma Aquinô, 1224-1274  (PDF: 640k)

Thánh Phanxicô Assisi, Thế kỷ 13  (PDF: 630k)

Thánh Bernard ở Chiaravalle, Thế kỷ 12
Thánh Gioan Boscô, 1848
  (PDF: 537k)

Thánh Germaine Cousin (Pibrac), 1589  (PDF: 599k)

Thánh Edigio  (PDF: 599k)

Thánh Stanislaus Kotska, 1550-1568  (PDF: 701k)

Thánh Faustina Kowalska, Thế kỷ 20  (PDF: 517k)

Thánh Satyrus, Thế kỷ thứ 4  (PDF: 574k)

Thánh Catarina Siena, 1347-1380  (PDF: 675k)

Chân phước Alexandria Maria da Costa, 1904-1955  (PDF: 608k)

Chân phước Catherine Emmerich, 1774-1824  (PDF: 647k)

Chân phước Nicholas Steno (tiếng Đan Mach-Niels Steensen), 1638-1686
Thánh Nicholas Flue, 1417
Nữ tỳ của Chúa Anne-Louise Lateau, 1850
  (PDF: 528k)

Nữ tỳ của Chúa Marthe Robin, 1902-1981  (PDF: 571k)

André Frossard, Thế kỷ 20  (PDF: 588k)

Teresa Neumann, 1898-1962  (PDF: 588k)




Đức Mẹ và Thánh Thể

Calanda, Tây Ban Nha, Miguel-Juan Pellicer, 1640  (PDF: 547k)

Fatima, Bồ Đào Nha, Thiên thần Hòa bình, 1916 (phần 1)  (PDF: 565k)
Fatima, Bồ Đào Nha, Thiên thần Hòa bình, 1916 (phần 2)  (PDF: 627k)
Fatima, Bồ Đào Nha, Thiên thần Hòa bình, 1916 (phần 3)  (PDF: 606k)

Guadalupe, Mễ Tây Cơ, Juan Diego, 1531  (PDF: 583k)

Lộ Đức, Nước Pháp, Thánh Bernadette, 1888  (PDF: 609k)

Paris, Nước Pháp, Thánh Catherine Labouré, 1830  (PDF: 523k)




Những Hiệp Lễ Thần bí

Những Hiệp Lễ Thần bí (phần 1)  (PDF: 637k)

  • Chân phước Emilia Bicchieri
  • Chân phước Imelda Lambertini
  • Chân phước James of Montieri
  • Chân phước Thomas Cori
  • Thánh Bernard
  • Thánh Bonaventure
  • Thánh Gerard Magella
  • Thánh Jerôme
  • Thánh Juliana Falconieri
  • Thánh Lucia Filippini
  • Thánh Maria Franceso Năm Dấu thánh
  • Thánh Secondo

Những Hiêp Lễ Thần bí (phần 2)  (PDF: 609k)

  • Chân phước Angela Foligno
  • Thánh Agnes Segni
  • Thánh Clara Montefalco
  • Thánh Frances Rôma
  • Thánh Gregoriô Cả
  • Thánh Teresa Avila



Bản đồ những nơi có Phép Lạ

Châu Âu  (PDF: 660k)

Nước Tây Ban Nha và Nước Pháp  (PDF: 698k)



 






Comment: